Vĩnh Châu sẽ thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 24.000 ha

Năm 2019, theo kế hoạch thị xã Vĩnh Châu sẽ thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 24.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 10.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 14.000 ha. Lịch thả giống bắt đầu từ ngày 1/4 kết thúc vào cuối tháng 9/2019.

Vĩnh Châu sẽ thả nuôi tôm nước lợ trên diện tích 24.000 ha
Rải vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh lưu tồn trong ao nuôi.

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm 2019, bà con ở thị xã Vĩnh Châu đang tập trung cải tạo lại ao nuôi, chú trọng các yếu tố kỹ thuật về môi trường, nguồn nước, đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình cải tạo, chuẩn bị ao nuôi. Ông Lê Thanh Hóa, ấp Xẻo Su xã Lai Hòa, chia sẻ: “Khâu cải tạo ao nuôi là rất quan trọng. Mình phải dùng máy ủi bùn dơ ở giữa đáy ao lên trên bờ hoặc bơm bùn dồn về một chỗ chứa, sau đó lấy nước vào ngập bờ ao nuôi. 10 ngày sau mình sẽ rút cạn, bơm nước ra để loại bỏ chất phèn dơ rồi rải vôi, sau đó lấy nước vào ao. Hiện nay ao nuôi của tôi đã cải tạo xong chỉ chờ tới khung lịch thời vụ là tôi sẽ thả giống”.

Vào những ngày này ở các vùng nuôi tôm trọng điểm của thị xã Vĩnh Châu như Hòa Đông, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hải, Khánh Hòa...bà con nông dân đang tập trung cải tạo ao nuôi, nạo vét, tu sửa bờ ao, xử lý môi trường nước, chuẩn bị điều kiện cần thiết để thả giống theo lịch thời vụ. Rút kinh nghiệm từ những năm qua, vụ nuôi năm nay bà con nông dân đã có sự chuẩn bị khá chu đáo và tuân thủ nghiêm lịch thời vụ. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và chính quyền cơ sở cũng thường xuyên khuyến cáo bà con về khung lịch thời vụ, tập huấn kỹ thuật, thông báo kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi… tạo sự khởi đầu tốt đẹp làm tiền đề cho một vụ mùa thành công. Ông Lâm Bông, ấp Sẻo Cốc, xã Lai Hòa, nói: “Kinh nghiệm trong quá trình nuôi tôm nhiều năm đó là mình phải làm theo định hướng khuyến cáo của ngành chuyên môn thì nuôi mới có hiệu quả. Nếu mà thực hiện đúng theo khuyến cáo lịch thời vụ thì chắc chắn là hiệu quả đạt cao”.

“Để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm 2019, Trạm Khuyến nông Vĩnh Châu đã phối hợp với các địa phương tập huấn, tuyên truyền, trao đổi cho nông dân nuôi tôm về các giải pháp chuẩn bị ao nuôi và các kỹ thuật nuôi tôm, khuyến cáo bà con áp dụng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả vừa qua, đặc biệt là bà con phải tuân thủ lịch thời vụ của UBND thị xã đã ban hành, để đảm bảo vụ nuôi tôm năm 2019 đạt thắng lợi cao”- Kỹ sư Lý Chí Hiếu, Trưởng Trạm Khuyến nông thị xã Vĩnh Châu khuyến cáo.


Ao nuôi tôm sau khi đã xử lý nước, sẵn sàng để thả giống.

“Ngành chuyên môn thị xã Vĩnh Châu khuyến cáo người dân thả nuôi theo lịch thời vụ để quản lý tốt dịch bệnh, không thả nuôi mật độ cao, thả nuôi tùy theo khả năng đầu tư và trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tập trung đầu tư cho công tác thủy lợi. Tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch nạo vét các kênh tạo nguồn, thực hiện tốt công tác thủy lợi nội đồng. Tăng cường tuyên truyền về Luật thủy sản, các Thông tư, Nghị định về quản lý nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định trong nuôi tôm nhất là về quy hoạch vùng nuôi, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh; lựa chọn con giống, vật tư có chất lượng tốt”, ông Nguyễn Minh Chí, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: 

Với sự chuẩn bị chu đáo cùng việc tuân thủ quy trình kỹ thuật của ngành chuyên môn hướng dẫn và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp, hộ nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu kỳ vọng vụ nuôi tôm 2019 sẽ đạt thắng lợi về năng suất, sản lượng và lợi nhuận.

STV
Đăng ngày 11/04/2019
Chí Thanh, Văn Sanh
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 08:55 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 08:55 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 08:55 18/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 08:55 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 08:55 18/10/2024
Some text some message..