Virus SHIV gây bệnh đầu trắng trên tôm càng xanh

Đây là báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện tự nhiên của SHIV trên tôm càng xanh nuôi tại Trung Quốc. Và cảnh báo về rủi ro lây lan dịch bệnh SHIV khi nuôi ghép các loài tôm.

Virus SHIV gây bệnh đầu trắng trên tôm càng xanh
Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực tam giác có màu trắng dưới lớp giáp đầu ngực.

Các bệnh do virus là mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm trên toàn thế giới. Trong số đó, Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV) là một loại virus mới được tìm thấy phân lập từ tôm thẻ chân trắng bị bệnh, bệnh này gây tỉ lệ tử vong lớn cho tôm. 

Virus SHIV đã được phát hiện trên tôm thẻ chân trắng P. vannamei, tôm he Trung Quốc P. chinensis và tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii ở một số tỉnh ven biển của Trung Quốc kể từ năm 2014 và cũng được báo cáo ở Thái Lan gần đây, cho thấy SHIV là một mối đe dọa mới cho ngành nuôi tôm.

Tôm càng xanh M. rosenbergii, là một loài giáp xác có giá trị trong nuôi trồng thủy sản châu Á, được nuôi rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tôm càng xanh được coi là ít mắc một số bệnh do virus trong quá trình nuôi hơn khi so sánh với họ tôm he penaeid (tôm sú, tôm thẻ..). Cho đến nay, chỉ có kết quả PCR cho thấy tôm càng xanh nuôi dương tính với mầm bệnh SHIV dương tính nhưng mô tả về triệu chứng và dấu hiệu còn ít.

Trong những năm gần đây, một triệu chứng mới xảy ra trong các trang trại nuôi tôm càng xanh ở Trung Quốc thường được gọi là "bệnh đầu trắng" hoặc "đốm trắng" do tôm bị bệnh xuất hiện một hình tam giác màu trắng dưới giáp đầu ngực tôm. Tôm hấp hối chìm dưới đáy ao và tôm chết có thể được tìm thấy mỗi ngày với tỷ lệ tử vong tích lũy lên tới 80%. Đáng chú ý là nhiều đàn tôm càng xanh bị đầu trắng là do nuôi ghép với tôm thẻ. Trong nghiên cứu này của Liang Qiu và cộng sự 2019 đã điều tra một ao nuôi ghép tôm càng xanh M. rosenbergii P. Clarkii bị bệnh. Trong ao, hầu hết tôm càng xanh có biểu hiện hình tam giác màu trắng điển hình. 

Theo điều tra tại trang trại, ao điều tra có kích thước khoảng 1,5 ha được thả với 45 PL tôm càng /m2 tôm vào giữa tháng Năm và một số tôm Pr. clarkii một tuần trước. Ao liền kề thả tôm thẻ thì bị một căn bệnh không rõ và chết một tháng trước đó. Các triệu chứng của đầu trắng và mang vàng đã được quan sát hai tuần trước. Trong tuần đầu tiên, bệnh phát triển chậm, nhưng nó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong tuần thứ hai. Tôm hấp hối mất khả năng bơi lội và chìm xuống đáy ao và hiếm khi được tìm thấy ở vùng nước nông. Tôm lờ đờ và tôm chết tìm thấy mỗi ngày trong ao bệnh. Kết quả PCR cho thấy tất cả các mẫu tôm bệnh đầu trắng đều âm tính với WSSV, IHHNV, VpAHPND, YHV, IMNV và CMNV, nhưng dương tính với SHIV.

Hầu hết tôm càng xanh từ ao bệnh đã biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng, bao gồm một hình tam giác màu trắng trên giáp đầu ngực ở gốc trên đầu, tôm lặn xuống đáy, teo gan với mất màu và vàng một phần, dạ dày và ruột rỗng (Hình 1, A và B), và một số tôm hấp hối đi kèm với cơ hơi trắng và ăng ten bị dứt.

tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, virus SHIV, bệnh do SHIV, bệnh đầu trắng

Hình 1: Triệu chứng lâm sàng của tôm càng M. rosenbergii (20180620) tự nhiên bị nhiễm SHIV. A: Tổng thể của một con tôm bệnh; B: Phần giáp đầu ngực tôm. Mũi tên màu xanh cho thấy khu vực tam giác có màu trắng dưới lớp giáp đầu ngực. Mũi tên trắng biểu thị sự teo, nhạt màu và vàng nhạt của gan.

tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, virus SHIV, bệnh do SHIV, bệnh đầu trắng

Hình 2. Các đặc điểm mô bệnh học của các mẫu tôm càng xanh M. rosenbergii (A, B và C) và tôm càng sông M. nipponense (D) 20180620. Mũi tên trắng cho thấy các thể vùi bạch eosinophilic và mũi tên đen cho thấy các hạt nhân karyopyride. 

Tôm càng xanh và tôm thẻ chân trắng bị nhiễm SHIV đều có biểu hiện teo gan với màu phai trên bề mặt và trong phần, dạ dày và ruột trống rỗng. Tuy nhiên, những triệu chứng này không đặc biệt, vì dạ dày và ruột rỗng cũng xảy ra ở một số bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm WSSV, nhiễm virut hội chứng Taura (TSV) và AHPND, và mất màu của gan tụy tương tự như đặc điểm lâm sàng của AHPND. Do đó, đầu trắng là một dấu hiệu lâm sàng điển hình để chẩn đoán tại chỗ đối với tôm càng xanh bị nhiễm SHIV.

Sự phong phú tương đối của SHIV trong các mô khác nhau: SHIV tương đối cao trong mô tạo máu sau đó đến râu, chân bơi và đuôi. Mang và chân bò có sự phong phú SHIV thấp hơn. Gan và cơ bắp chứa mức độ thấp nhất của SHIV.

Đây là xác nhận đầu tiên cho thấy tác nhân gây ra triệu chứng “đầu trắng” trên tôm càng xanh M. rosenbergii là do virus SHIV. Và trong trường hợp này, SHIV cũng được chứng minh là mầm bệnh tự nhiên của tôm hùm nước ngọt P. clarkii và tôm càng sông M. nipponense. Bệnh này bùng phát và gây chết trong quần thể tôm thẻ P. vannamei được nuôi ở ao liền kề hai tuần trước khi các dấu hiệu lâm sàng của tôm càng xanh nuôi được tìm thấy chứng tỏ bệnh truyền ngang qua ao và giữa các loài do thiếu an toàn sinh học trong quản lý trại nuôi.

Quá trình điều trị bệnh được quan sát tại trang trại của nghiên cứu này chỉ ra rằng tôm càng xanh và tôm càng sông không có khả năng chống lại mầm bệnh SHIV. Nhiều trang trại ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Chiết Giang, cũng như ở các nước Đông Nam Á và Châu Phi đã thả nuôi ghép tôm càng xanh M. rosenbergii với tôm thẻ hoặc tôm sú. Vì tôm càng xanh có khả năng kháng WSSV, chế độ nuôi ghép cung cấp một cách tiếp cận có lợi cho nông dân dưới sự đe dọa của bệnh đốm trắng WSSV. Tuy nhiên, với mầm bệnh SHIV mới nổi đã đưa ra cảnh báo rằng nuôi ghép các loài giáp xác khác nhau có thể mang lại rủi ro lây lan dịch bệnh, gia tăng nhạy cảm và tiến hóa mầm bệnh, dựa trên sự giám sát sớm của chúng tôi về dịch tễ học tôm (Huang J và cộng sự 2015).

Đây là báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện tự nhiên của SHIV trên tôm càng xanh M. rosenbergii. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng để thêm Pr. clarkii M. nipponense là những loài nhạy cảm với mầm bệnh SHIV. Nghiên cứu cung cấp một ví dụ điển hình về cách SHIV đe dọa các mô hình nuôi ghép tôm càng xanh với các loài giáp xác khác nhau mà trước đây chúng tôi không khuyến khích.

Liang Qiu, Xing Chen , Ruo-Heng Zhao, Chen Li, Wen Gao, Qing-Li Zhang, and Jie Huang. doi:10.20944/preprints201903.0012.v.

Đăng ngày 22/04/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 06:21 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 06:21 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 06:21 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 06:21 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 06:21 29/11/2024
Some text some message..