Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Granada của Tây Ban Nha, cùng với các cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu Điện hóa và Phát triển Công nghệ Mexico và Trung tâm Phát triển Kỹ thuật và Công nghiệp.
Đầu tiên, vỏ được sấy khô bằng cách sử dụng máy sấy chân không, sau đó chúng được xử lý hóa chất làm cho độ xốp và diện tích bề mặt của chúng tăng lên. Cuối cùng chúng được tán nhỏ và tạo hạt.
Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các hạt từ vỏ cam chanh đã được xử lý được cho vào trong các cột và bơm nước qua, chúng hấp thụ thành công các kim loại nặng như đồng từ nước bị ô nhiễm.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Granada cho biết: "Kết quả cho thấy tiềm năng lớn trong việc sử dụng các vật liệu như trên làm các chất hấp phụ có khả năng cạnh tranh với than hoạt tính thương mại để hấp thu và thu hồi các kim loại có trong nước thải. Trong tương lai chúng ta có thể thực hiện được các quy trình bền vững trong đó các sản phẩm có giá trị thương mại lớn có thể lấy được từ dư lượng thực phẩm".
Một bài báo về nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Cây trồng và các sản phẩm công nghiệp. Các nhà khoa học thuộc Đại học Flinders ở Úc cũng đã loại bỏ các kim loại nặng khỏi nước bằng cách sử dụng một loại polymer có chứa một chất thu được từ vỏ cam quýt.