Vụ áp thuế nhập khẩu 5% trứng Artemia: Chi cục Kiểm tra sau thông quan TPHCM có làm đúng trách nhiệm?

Trong khi các doanh nghiệp đang “choáng” về việc trứng Artemia thức ăn nuôi tôm, mã hàng quốc tế là HS Code là 2309.9013 (có xác nhận từ nước xuất khẩu) bỗng dưng bị áp thành mã HS Code là 0511.9100 và nguy cơ doanh nghiệp phá sản vì bị truy thu thuế, thì mới đây một số doanh nghiệp khi nhập mặt hàng thức ăn cho tôm này đã bị hải quan thu thuế 5%. Các doanh nghiệp đặt câu hỏi, vì sao trứng Artemia là mặt hàng có mã khai báo hải quan là mã quốc tế nhưng lại bị “hô biến” thành mã khác khi nhập về Việt Nam để đòi truy thu thuế đẩy họ vào đường cùng? Có điều gì khuất tất đằng sau câu chuyện này?

Nguyễn Anh Tuấn
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chi cục trưởng - Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan TP. HCM “lúng túng” trong việc trả lời các vấn đề liên quan đến việc áp thuế 5% trứng Artemia - Ảnh: Mai Trinh

Mã quốc tế sao lại áp mã Việt Nam?

Như số báo trước, Lao Động và Đời sống đã thông tin về việc doanh nghiệp nuôi tôm đang rất lo lắng và bức xúc liên quan đến việc phía Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan TP.HCM yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu trứng Artemia cung cấp thông tin theo mã 0511.913000 và 0511.9100, hai mã hàng này đều chịu thuế nhập khẩu 5%. Mà trước đó, khi nhập trứng Artemia về làm thức ăn cho tôm giống, các công ty đã khai báo mã hàng HS Code 2309.9013 (thức ăn dùng cho tôm) là mã hàng quốc tế, tương ứng thuế nhập khẩu 0%.

Theo đại diện Công ty TNHH Thông Thuận, một doanh nghiệp nuôi tôm ở tỉnh Ninh Thuận, công ty có nhập về 2 mặt hàng dùng làm thức ăn nuôi tôm có xuất xứ từ Mỹ với mã quốc tế khai báo hải quan là HS Code là 2309.9013 (có xác nhận từ nước xuất khẩu) và nhập về Việt Nam nhiều năm nay, khai báo mã hàng đúng mã quốc tế này, được hải quan kiểm tra giám sát và cho thông quan nhưng gần đây mã hàng này bỗng nhiên bị cơ quan quản lý nhập khẩu áp vào mã khác để áp thuế 5%.

Cụ thể, khi gửi đến các doanh nghiệp thì Chị cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan TP.HCM đã yêu cầu kiểm tra và áp lại HS Code là 2309.9013 thành mã HS Code là 0511.9100 (sản phẩm từ cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác, động vật đã chết, thuộc chương 3 thuế nhập khẩu 5%) và yêu cầu truy thu thuế 5% cho các lô hàng đã nhập khẩu từ năm 2016 trở về trước.

Nhiều DN bức xúc căn cứ nào để Chi Cục Kiểm tra sau thông quan lại “đổi tên” cho mặt hàng Artemia, rồi áp thuế 5%? Theo thông lệ thì đã là mã quốc tế thì được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Khi nhập về Việt Nam, lại đổi tên mã hàng như vậy thì chẳng lẽ Việt Nam không nằm trong thông lệ quốc tế sao? Chi cục kiểm tra sau thông quan đã làm đúng trách nhiệm của mình hay chưa?

Một số doanh nghiệp nhập mặt hàng Artemia mong muốn nhận được phản hồi từ Chi cục kiểm tra sau thông quan căn cứ vào đâu để áp thuế 5% với mặt thức ăn nuôi tôm này?

Trong khi mọi việc đang khiến doanh nghiệp cảm thấy “choáng” thì mới đây, một số doanh nghiệp nhập mặt hàng Artemia đã chính thức bị đánh thuế 5%. Cụ thể, trong đó, lô hàng của Công ty TNHH Thông Thuận, Công ty TNHH K.N và một số công ty khác.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan - cho biết, mọi vấn đề liên quan mặt hàng Artemia đều được làm theo quy định (!?)

Khi được hỏi vậy Chi cục đã làm đúng theo quy định của Bộ Tài chính hay không thì ông Tuấn từ chối không trả lời.

Liên quan đến việc căn cứ vào đâu mà Chi cục áp dụng mức thuế 5% cho mặt hàng trứng Artemia trong khi trước đây mặt hàng này được áp mã hàng quốc tế tương ứng ở mức lãi suất 0%, ông Tuấn cũng quanh co không trả lời.

Cũng liên quan đến việc này thì mới đây, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 98, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng Artemia (0511.9100) với mức thuế 3%. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 13.8 tới.

Trước thông tin của Bộ Tài chính yêu cầu mức thuế 3% trong khi Chi cục lại yêu cầu doanh nghiệp chịu mức thuế 5% và đã “locked” toàn bộ trên mạng điện tử, lý do vì sao có sự chênh lệnh này thì ông Tuấn cũng không trả lời.

Trước câu hỏi, mỗi Nghị định, Thông tư ban hành, nếu chưa phù hợp với doanh nghiệp thì có thể trao đổi giữa các bên liên quan để có thể tìm ra được phương án tốt nhất nhưng ông Tuấn cũng không có ý kiến gì về vấn đề này.

Đại diện của Cục hải quan TP.HCM cho biết, sẽ tạo hỗ trợ tối đa để giúp doanh nghiệp phát triển.

Nhưng với mức áp thuế 5% với trứng Artemia như hiện nay thì giống như giáng một “đòn chí mạng” vào các doanh nghiệp nuôi tôm vốn chồng chất những khó khăn như hiện nay.


Văn bản của Hiệp hội Tôm Bình Thuận gửi đến các cơ quan quản lý.

Doanh nghiệp đang “chết lâm sàng”

Theo đại diện một Công ty TNHH K.N trên địa bàn TP.HCM thì công ty bà hiện đang ngừng việc nhập hàng bởi không thể “cầm cự” được khi Artemia bị áp thuế 5%.

“Chúng tôi cố gắng cầm cự trong thời gian vừa qua, để còn lo cuộc sống cho người lao động đã theo chúng tôi nhiều năm nay rồi. Nếu công ty không hoạt động thì họ không có công ăn việc làm. Thời gian vừa qua, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều. Nhưng nếu truy thu thuế và tăng thuế nhập khẩu Artemia lên 5%, thì chắc chúng tôi phải đóng cửa” - nữ giám đốc chia sẻ.

Cũng theo nữ giám đốc này, nếu áp thuế Artemia 5% thì người thiệt đầu tiên sẽ là những hộ nông dân nuôi tôm và người tiêu dùng. “Cứ cho là công ty chúng tôi cố gắng nhập tôm về rồi sau đó tính vào giá thành bán cho người nuôi tôm thôi. Nhưng như thế, người nuôi tôm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí cao khiến giá tôm sẽ cao hơn một số nước khác. Như vậy, các doanh nghiệp chế biến sẽ tìm nguồn nguyên liệu ở các nước lận cận” - nữ giám đốc này phân tích.

Vị giám đốc này cũng chia sẻ thêm, thời gian vừa qua một số doanh nghiệp trong nước cũng đã tìm đến nguồn nguyên liệu là tôm của Ấn Độ nhưng sau đó xuất hàng đi thì do hàng không đủ tiêu chuẩn nên bị trả về. Việc này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu tôm của Việt Nam.

“Với cá nhân là người có 20 năm trong ngành nuôi tôm, tôi không hiểu tại sao lại đi áp thuế với một mặt hàng đã chết như vậy. Artemia khi nhập về Việt Nam chỉ nhập về là phục vụ nuôi tôm giống (tức trứng của con Artemia, được sấy khô đóng hộp, chỉ dành cho tôm giống và cá giống ăn), ngoài ra không làm bất cứ được việc gì” - đại diện Công ty TNHH K.N thắc mắc.

Trứng Artemia có vai trò rất quan trọng, gần như chưa có sản phẩm thay thế hoàn toàn trong sản xuất giống thủy sản ở Việt Nam, đặc biệt trong sản xuất tôm giống nước lợ.

Vị nữ giám đốc của công ty nuôi tôm khẳng định, không có Artemia ở đâu tốt bằng ở Mỹ. Trước đây doanh nghiệp của bà cũng thường nhập khẩu Artemia ở Mỹ. Nhưng bây giờ theo quy định mới nếu nhập Artemia ở Mỹ sẽ bị đánh thuế trong khi đó nhập ở một số nước trong khu vực thì không. Chính vì thế, sẽ tạo ra một xu hướng quay sang nhập ở các nước lân cận, tuy nhiên về chất lượng thì không thế nào bằng Mỹ được. Điều này vô hình cũng làm giảm chất lượng của tôm Việt Nam.

Cũng theo vị nữ giám đốc này thì với mức áp thuế mới này thì các doanh nghiệp Việt càng khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài (FDI). Vì khối doanh nghiệp FDI được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 20 năm. Với quá nhiều ưu đãi như thế thì rất có thể, thời gian tới doanh nghiệp Việt Nam sẽ “chết” hàng loạt. 

Ngày 2.8, bên lề cuộc họp của Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Tiến sĩ Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT - cho biết, Bộ đã chính thức có văn bản phản đối về việc áp thuế nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia 3% như nội dung thông tư 98 sắp có hiệu lực vào ngày 13.8 do bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính - ký. Hiệp hội Tôm Bình Thuận cũng vừa có văn bản gửi đến các cơ quan quản lý kiến nghị dừng việc áp thuế 5% như hiện nay, đề nghị có một cuộc họp với đại diện Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM, Chi cục Kiểm tra sau thông quan cùng đại diện các doanh nghiệp để có tiếng nói đồng thuận, đồng thời đề nghị tạm ngưng áp dụng thông tư 98, không truy thu thuế nhập khẩu để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cứu các DN nhập khẩu trước nguy cơ phá sản.

Lao Động, 03/08/2016
Đăng ngày 05/08/2016
Mai Trinh
Thế giới

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 12:42 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 12:42 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 12:42 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 12:42 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 12:42 27/12/2024
Some text some message..