“Vua tôm” hiến kế cứu… con tôm

Trong 10 hộ nuôi tôm ở miền Tây thì hiện có tới 8 hộ thua lỗ, một tỷ lệ thật khủng khiếp khiến người nuôi tôm ở vùng ĐBSCL mất ăn mất ngủ. Chuyện gì đang xảy ra với con tôm? “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn, ngụ thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hiến kế “cứu” con tôm…

vua tôm
Vua tôm Võ Hồng Ngoãn, trăn trở về nghề nuôi tôm…

Vua tôm… cũng khóc!

Những ngày giữa tháng 11/2015, có dịp về Bạc Liêu, chúng tôi được “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn kể “chuyện nóng” về con tôm đang “lên bờ xuống ruộng” khiến nhiều hộ ven biển ở ĐBSCL lao đao. Ông Ngoãn cho biết, đã nhiều năm làm nghề nuôi tôm nhưng ít khi nào ông thất bại. Ấy vậy mà năm nay sau khi trúng 600 triệu đồng hồi giữa năm, thì mới đây thu hoạch 4 ao (1 ao rộng 5.000m2) ông bị “thua” lỗ 300 triệu đồng.

“Con tôm nuôi bây giờ kỳ lạ lắm chú ơi, thả giống xuống là phập phồng lo sợ hổng biết nó sống chết ra sao. Nguyên nhân là do thời tiết bây giờ bất thường lắm, dịch bệnh tùm lum không thể phòng được. Nuôi tôm giống như đánh bạc vậy?”, ông Ngoãn bộc bạch.

Chỉ chúng tôi cánh đồng tôm bạt ngàn xa ngút tầm mắt, ông Ngoãn kể: “Người dân xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) cũng như nhiều vùng ven biển khác cũng nhờ vào con tôm mà đời sống thay đổi. Tuy nhiên, càng về sau này thì nghề nuôi tôm bộc lộ nhiều rủi ro không còn bền vững nữa. Nguyên nhân do ngành chức năng thiếu qui hoạch, thiếu đầu tư hệ thống thủy lợi, diện tích tôm cứ phát triển ào ạt đã kéo theo nhiều hệ lụy. Cứ thử hình dung, cùng 1 con kênh nhưng những hộ nuôi tôm bị bệnh vô tư thải nước dơ ra ngoài, còn những hộ khác cứ lấy nước vào ao. Chính vì vậy, mỗi khi tôm bị bệnh thì lập tức lây lan trên diện rộng”.

Năm 2015 này, ngoài chuyện dịch bệnh bùng phát thì giá tôm rớt tệ hại. Tôm sú loại 40 con/kg giá có 140.000-150.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg giá chỉ 70.000 - 80.000 đồng/kg… khiến nông dân thua “kép”. “Tôi có dò hỏi nhiều người nuôi tôm các nơi thì anh em than là tỷ lệ hộ nuôi tôm thua lỗ năm nay lên tới 80%, một con số thật khủng khiếp. Như thế này thì nghề nuôi tôm nguy mất”, ông Ngoãn lo lắng.

Kéo doanh nghiệp vào để chia sẻ rủi ro cùng nông dân

Theo ông Ngoãn, trong lúc nhiều hộ nuôi tôm bị lỗ, nợ nần chất chồng, thậm chí có hộ phải bán đất, bỏ xứ mà đi vì không còn khả năng chịu đựng. Hoàn cảnh bi đát như vậy, nhưng những doanh nghiệp sản xuất thức ăn và sản xuất con giống cứ “phây phây mà phất”; điều này xem ra nghịch lý.

Nhìn vào thực tế mấy năm qua thì những nhà cung cấp thức ăn và con giống ít bao giờ lỗ, bởi họ nắm đàng cán. Trong khi người nuôi tôm thì không biết chất lượng con giống ra sao, thức ăn có đúng tiêu chuẩn không? Dù mù mờ nhưng buộc phải mua, bởi không còn cách nào khác. Điều khá bức xúc là hầu hết các nhà sản xuất thức ăn là của tập đoàn nước ngoài. Do đó, dân nuôi tôm thường nói vui với nhau: “Tụi mình đang nai lưng làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài?”.

“Lâu nay, tui từng nhắc bà con phải bình tĩnh khi nghe các tập đoàn nước ngoài khuyến cáo “nuôi mật độ dầy để có nhiều tôm”, việc này là không dễ. Bởi khi nuôi tôm sú mật độ dầy thì sẽ sử dụng nhiều con giống, nhiều thức ăn… nhưng dễ xảy ra dịch bệnh; khi có bệnh buộc nông dân phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh… Đàng nào doanh nghiệp thức ăn và con giống cũng được lợi. Thời gian qua, tôm chết tràn lan cũng do bà con lạm dụng thả nuôi quá dầy?”, ông nói.

Ông Ngoãn cho rằng, 2 vấn đề quan trọng quyết định thành bại của nghề nuôi tôm là “con giống và môi trường”; nếu con giống tốt nhưng môi trường ô nhiễm thì nuôi sẽ không hiệu quả, ngược lại môi trường đảm bảo mà con giống bị nhiễm bệnh thì người nuôi cũng thua. Cả 2 việc này rất cần ngành chức năng quyết liệt vào cuộc mới xử lý được.

Để gỡ khó cho con tôm, ông Ngoãn đề nghị cần mạnh dạn thay đổi mô hình nuôi và mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp. Theo đó, ngành chức năng nên có biện pháp để thực hiện mô hình liên kết, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm như thời gian qua. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất giống và doanh nghiệp thức ăn nên “có trách nhiệm” trong việc liên kết với nông dân như: cung ứng con giống đảm bảo chất lượng; nếu trong thời gian 1 tháng đầu đối với giống tôm thẻ và 2 tháng đầu đối với giống tôm sú bị bệnh chết, thì không thu tiền người nuôi. Cách làm này để chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp với nông dân. Còn doanh nghiệp thức ăn cũng có hình thức liên kết tương tự.

“Về cơ bản chỉ có doanh nghiệp mới biết chất lượng con giống mà họ sản xuất ra có sạch bệnh hay bị nhiễm bệnh, nông dân không tài nào biết được. Do đó, đã đến lúc doanh nghiệp cần cam kết “trách nhiệm” về sản phẩm của mình; đây cũng là một trong những giải pháp hợp tác để “cứu” con tôm”, ông Ngoãn nói.

Cũng theo ông Ngoãn, mô hình nuôi tôm trong nhà kính ở Bạc Liêu đang triển khai thành công, tuy nhiên do nuôi mật độ quá dầy, chi phí đầu tư lớn (1 ha hơn 10 tỷ đồng) nên khó nhân rộng đại trà, bởi đa phần nông dân không đủ vốn. Về cơ bản, cần phát triển mô hình nuôi quảng canh, nuôi tôm lúa, tôm rừng, tôm sạch… Đồng thời, kiểm soát chặt mô hình nuôi công nghiệp ở những vùng qui hoạch, diện tích nhất định, hạn chế phát triển thêm…

Bộ NN&PTNT nhận định, con tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản chung của cả nước. Nếu như năm 2014, xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD thì con tôm đóng góp hơn 50% giá trị. Tuy nhiên năm 2015 này xuất khẩu tôm gặp khó, dự báo kim ngạch chỉ đạt khoảng 3,2 tỷ USD. Và như thế, chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ USD sẽ khó hoàn thành.

Một Thế Giới, 18/11/2015
Đăng ngày 19/11/2015
Phước Huệ
Kinh tế

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:48 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:48 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 12:48 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 12:48 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 12:48 14/01/2025
Some text some message..