Vua tôm tiết lộ sự thật các doanh nghiệp "đốt" nghìn tỷ mỗi năm

Muốn tôm lớn nhanh để thu hoạch sớm, thả nuôi mật độ cao để có sản lượng nhiều được "vua tôm" khẳng định "đang giết chết ngành tôm Việt Nam. Những nguyên nhân này xuất phát từ lòng tham.

Chế biến tôm
Ngành tôm Việt Nam đang bị một số quốc gia vượt mặt

Ngày 12/6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Hội nghị toàn thể hội viên năm 2023 và kỷ niệm 25 năm thành lập Hiệp hội.

Thông tin tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, cho biết, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm hai con số trong tháng 3 năm nay. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc giảm quanh mức 20%; xuất khẩu sang Mỹ, EU, Trung Quốc giảm sâu hơn, khoảng 40%. 

Tính chung, xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 265 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 3 tháng đầu năm, xuất khẩu đạt 600 triệu USD, giảm 37%.

Bên cạnh những khó khăn từ tác động kinh tế, ảnh hưởng tới sức mua từ các thị trường nhập khẩu chính, tôm của Ecuador, Ấn Độ và Indonesia đang áp đảo con tôm Việt trên thị trường. Cộng đồng doanh nghiệp tôm lo lắng về khả năng cạnh tranh giá thành nuôi tôm.

Đại diện Công ty Công ty CP Chế biến thuỷ sản Tài Kim Anh (Sóc Trăng) cho hay, 5 tháng đầu năm, doanh số nhập khẩu tôm các loại của Trung Quốc là hơn 3 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã giảm khoảng 24,9% sản lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Trong khi đó, lượng tôm nước láng giềng nhập từ Ecuador, Ấn Độ lại tăng đột biến. 

Ước tính, nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đứng thứ 11, và là quốc gia bị Trung Quốc giảm mua nhiều nhất. Nguyên nhân chính do giá tôm của Việt Nam quá cao.

Đầu năm 2010, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, Thái Lan về sản lượng tôm. Còn hiện tại, 3 thị trường Ecuador, Ấn Độ, Indonesia đã vượt Việt Nam về sản lượng, chiếm 11% thị phần toàn cầu trong năm 2019.

Mỗi năm, Việt Nam “đốt” 10.000 tỷ kiểm định kháng sinh

Đề cập tới thực trạng trên, "vua tôm" Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (Cà Mau), khẳng định, nếu không có giải pháp giảm giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành tôm Việt sẽ suy thoái, thất bại, thậm chí không thể tồn tại. Ông nêu các dẫn chứng điển hình.

Cụ thể, giá thành tôm Việt Nam đang ở mức 4,8-5 USD/kg, cao hơn 100% so với Ecuador (2,3-2,4 USD/kg), cao hơn 30% so với Ấn Độ (3,4-3,8 USD/kg). 

Tỷ lệ nuôi tôm thành công của Việt Nam thấp (dưới 40%), thấp hơn so với Ecuador (90%) và Ấn Độ (60-70%). Tỷ lệ tôm sống thấp trong nuôi thương phẩm do chưa chủ động chọn giống và sản xuất tôm giống có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

Đáng lo, Việt Nam chưa kiểm soát tốt bệnh tật trên tôm. Tôm nuôi nhiễm kháng sinh, thiệt hại có thể lên tới 2 tỷ USD. Ước tính mỗi năm, Việt Nam “đốt” từ 7.000-10.000 tỷ đồng chi phí kiểm định kháng sinh.

Thu hoạch tômTăng mật độ nuôi nhưng sản lượng tôm Việt Nam vẫn thua xa Ecuador và Ấn Độ. Ảnh: Tép Bạc

Mật độ nuôi tôm trong nước đang cao hơn so với sức tải sinh thái và khả năng quản lý ao nuôi, gây rủi ro lớn. Trước kia, doanh nghiệp nuôi tôm mật độ khoảng 80 con/m2, sản lượng thu hoạch tốt. Đến khi sản lượng tăng đến 150-250-500 con/m2 thì công ty thất bại, lỗ thảm hại.

Trong khi đó, Ấn Độ đang giữ mật độ nuôi tôm vừa phải, chỉ khoảng 60 con/m2; Ecuador là 20-30 con/m2; còn Việt Nam trung bình từ 250-500 con/m2.

“Chúng ta nuôi tôm lớn nhanh, mật độ cao nhưng môi trường nuôi thì đầy rẫy mầm bệnh. Tất cả xuất phát từ lòng tham, muốn tôm lớn nhanh để rút ngắn thời gian thu hoạch, thả mật độ cao để có sản lượng lớn. Chúng tôi quá tham nên thất bại. Chính lòng tham đã giết chúng ta”, ông Quang thừa nhận.

Chủ tịch VASEP cho rằng, thời gian tới, ngành nuôi mà không sống được thì toàn ngành sẽ không sống được. Trong chuỗi giá trị của con tôm, chúng ta làm tốt ở khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu, tuy nhiên, hệ sinh thái con giống, nguyên liệu của ngành tôm chưa được cơ quan quản lý Nhà nước chú trọng trong một thời gian dài. Giá thành tôm Việt Nam đang tụt hậu so với thế giới.

Theo báo cáo từ VASEP, cạnh tranh giữa tôm Việt Nam với tôm Ecuador và Ấn Độ năm nay rất gay gắt. Năm 2023, Ecuador dự kiến tăng cung lên 1,5 triệu tấn. Dự báo, giá tôm sẽ tiếp tục giảm khi nguồn cung toàn cầu tăng.

Ngoài ra, nếu so sánh hai mốc thời gian 2017 và 2022, tổng lượng sản xuất tôm của Thái Lan lần lượt là 0,33 triệu tấn và 0,28 triệu tấn; Việt Nam là 0,45 triệu và 0,8 triệu tấn. Trong khi đó, Ecuador đã tăng vọt từ 0,48 triệu tấn lên 1,3 triệu tấn; Ấn Độ tăng 0,6 triệu lên 0,9 triệu tấn.

VietNam Net
Đăng ngày 13/06/2023
Trần Chung
Kinh tế

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:59 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:59 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:59 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:59 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:59 15/01/2025
Some text some message..