Vui cùng diêm dân

Thời tiết thuận lợi, sản lượng muối tăng cao, lại được giá và duy trì ổn định là những tín hiệu của một mùa muối bội thu đang làm cho bà con diêm dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất phấn khởi.

Vui cùng diêm dân
Diêm dân xã An Ngãi, Huyện Long Điền thu hoạch muối

Cánh đồng muối An Ngãi, huyện Long Điền là cánh đồng muối lớn nhất của tỉnh cũng như của vùng Đông Nam bộ với diện tích khoảng 350ha. Nghề muối ở đây đã có hàng trăm năm, được diêm dân giữ gìn, trở thành nghề truyền thống của địa phương. Thời tiết thuận lợi, sản lượng muối tăng cao, lại được giá và duy trì ổn định là những tín hiệu của một mùa muối bội thu đang làm cho bà con diêm dân của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất phấn khởi. 

Được mùa, được giá

Niên vụ muối 2018 - 2019, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 714ha diện tích sản xuất muối, giảm gần 100ha so với niên vụ 2017 - 2018, trong đó, diện tích muối thô là 679ha, diện tích muối trải bạt là 35ha. Cũng giống các năm trước, sau Tết Nguyên đán, diêm dân xã An Ngãi tất bật bắt tay vào thu hoạch muối. Người cào, người xúc, người đẩy xe rùa đổ những hạt muối lấp lánh vào từng ụ lớn trên bờ, nơi có những thương lái đang chờ sẵn để cân và chất lên xe chở về các tỉnh… Tất cả giống như một công trường xây dựng. 

Đang hối hả cùng người làm thu hoạch lứa muối thứ 3 của niên vụ muối năm nay, diêm dân Huỳnh Văn Thuyết (xã An Ngãi, huyện Long Điền), chủ của 3ha muối cho biết, 2 vụ muối gần đây thời tiết thuận lợi, nắng nhiều, mưa trái mùa ít nên năng suất muối cao. Những năm trước, ít nắng nên vụ muối thô phải làm trung bình 13 - 15 ngày hoặc lâu hơn, nhưng vụ này chỉ cần 8 - 12 ngày là muối có thể cho thu hoạch với chất lượng khá tốt. Cả 3 lứa muối vừa qua, ông Thuyết đã thu về gần 80 tấn/ha, cao gần gấp 1,5 lần so với cùng kỳ. Với giá bán 1.200 đồng/kg muối sạch và 1.000 - 1.100 đồng/kg muối đất, bằng với giá bán muối năm 2018, nhẩm tính sơ ông Thuyết cũng đã thu về số tiền hơn 240 triệu đồng. 

Diêm dân Nguyễn Văn Thành, một trong những người tiên phong trong việc sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt, chia sẻ, niên vụ muối cuối năm 2017 đổ về trước, diêm dân gặp rất nhiều khó khăn do giá muối giảm mạnh, trung bình chỉ ở mức 400 đồng/kg muối thô và 500 - 700 đồng/kg muối trải bạt. Với giá đó, sau khi trừ chi phí diêm dân lãi ít, thậm chí nhiều hộ phải bù lỗ và có người phải chuyển nghề vì quá bấp bênh. Đó cũng là nguyên nhân khiến diện tích muối giảm. Tuy nhiên, từ đầu 2018  cho đến nay, giá muối tốt nên người dân rất vui mừng. 

Nhà ông Thành có 4ha muối trải bạt và 1ha muối đất, lứa đầu tiên đã thu về khoảng 30 tấn/ha và hiện đang chuẩn bị thu lứa tiếp theo. Cũng theo ông Thành, do được giá nên muối của bà con sản xuất ra từ niên vụ trước không còn tồn kho và ngay từ đầu niên vụ này, muối sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, người dân đã có tiền trả nợ từ những vụ muối thất bại hoặc đầu tư trang thiết bị để sản xuất muối sạch. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, muối vừa được mùa lại được giá và duy trì ổn định ở mức cao. 

Từ nay cho đến khi kết thúc vụ muối còn hơn 2 tháng nữa và nếu thời tiết, giá cả muối được duy trì thì diêm dân sẽ có một vụ muối bội thu.

Tìm đầu ra ổn định

Mỗi năm, nghề làm muối của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp cho thị trường khoảng 40.000 tấn muối. Bình quân mỗi hécta, diêm dân thu được gần 50 triệu đồng đối với muối truyền thống và khoảng 106 triệu đồng đối với muối trải bạt. Thị trường tiêu thụ lớn chủ yếu đến từ các tỉnh Tây Nam bộ, bởi theo thương lái, muối Bà Rịa - Vũng Tàu có độ mặn phù hợp để ướp cá và làm nước mắm nên ngư dân rất chuộng. 

Lý giải việc giá muối tăng và duy trì ở mức cao, người dân cho biết, ở niên vụ trước, giá muối cao nhưng người dân không có nhiều muối để bán khiến thị trường muối khan hiếm, đẩy giá muối lên cao. Đầu năm nay, do lượng muối tồn kho không còn nên giá muối tiếp tục được các thương lái thu mua ở mức cao.

Theo bà Nguyễn Lê Yến Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện nay tỉnh đang khẩn trương sửa chữa và xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ diêm nghiệp, trong đó có dự án nạo vét 4 kênh dẫn nước mặn vào ruộng muối, tiêu thoát nước mưa ra sông, xây dựng 2 bãi tập kết muối tại huyện Long Điền với tổng kinh phí 42,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất với ngành muối của tỉnh vẫn là đầu ra ổn định. Chi cục đang xây dựng kế hoạch làm việc, hợp tác với các địa phương như Kiên Giang, Bình Thuận, TPHCM và một số tỉnh khách để ổn định đầu ra cũng như giá cả cho diêm dân. Bên cạnh đó, chi cục còn tham mưu Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến muối, vừa tạo đầu ra ổn định, vừa nâng cao giá trị của muối Bà Rịa - Vũng Tàu.  

Nhằm động viên và khuyến khích diêm dân, cuối tháng 12-2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công nhận nghề muối Chợ Bến - An Ngãi là nghề truyền thống. Việc được công nhận nghề truyền thống đã khẳng định thương hiệu muối của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho diêm dân được hưởng các chính sách ưu đãi về ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại để phát triển nghề muối vốn có từ bao đời.

SGGP
Đăng ngày 15/02/2019
Nông Ngân
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:28 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:28 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:28 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:28 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:28 15/11/2024
Some text some message..