Xác nhận chính thức: SHIV chưa xuất hiện ở Việt Nam

Như thông tin đã đưa trước đó trên Undercurrentnews: Tiến sĩ Trần Hữu Lộc tuyên bố trong hội nghị GOAL 2018 (Global Outlook for Aquaculture Leadership) được tổ chức tại Guayaquil, Ecuador thì SHIV đã xuất hiện tại Việt Nam. Nhưng một bài báo mới đây vừa đính chính lại thông tin này.

Xác nhận chính thức: SHIV chưa xuất hiện ở Việt Nam
Ảnh minh họa: Undercurrent News

(Ghi chú của biên tập viên Undercurrentnews: Thông tin này đã được làm sáng tỏ để đính chính rằng virus gây bệnh SHIV đã được xác nhận ở Trung Quốc và Thái Lan và đã không được xác nhận ở Việt Nam như đã được báo cáo trước đó.)

Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV), một căn bệnh gây tử vong trên tôm thẻ đã được phát hiện ở Trung Quốc, và đang bị nghi ngờ xuất hiện ở những nơi của Đông Nam Á.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 01/10/2018, George Chamberlain Chủ tịch của Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu đã nói rằng SHIV được phát hiện ở miền nam Trung Quốc và Thái Lan với "tỷ lệ rất thấp". "Chúng tôi chưa phát hiện ra nó ở Việt Nam", ông nói.

Một bài báo trước đó từ Undercurrent đã nói rằng SHIV đã được tìm thấy ở Việt Nam và trong khi lo ngại rằng bệnh có thể lan sang các nước khác ở Đông Nam Á nhưng thực tế nó chưa được phát hiện ở Việt Nam.

Ông Lộc đã nói rằng: “Chúng tôi vẫn có vấn đề lớn, chủ yếu là từ bệnh tật. Bạn có thể nhận thấy chúng tôi có EMS, WSSV, EHP và phân trắng, Và gần đây chúng tôi nghi ngờ rằng một bệnh virus mới, SHIV, có thể đã đến Việt Nam và các nước châu Á khác.”

Trích dẫn nguyên văn câu nói của Tiến sĩ Lộc: “We still have major problems, mostly from disease. You may notice we have EMS, white spot, EHP and white feces. And quite recently we suspect that a new viral disease, SHIV, might have arrived to Vietnam and other Asian countries.”

Tiến sĩ Trần Hữu Lộc tuyên bố trong hội nghị GOAL 2018 (Global Outlook for Aquaculture Leadership) được tổ chức tại Guayaquil, Ecuador thì ám chỉ sự hiện diện của SHIV ở Đông Nam Á.

Chamberlain nhắc lại trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng SHIV đã được xác nhận cho đến nay chỉ ở mức thấp ở Trung Quốc và Thái Lan.

Xem toàn văn bản tại: Undercurrentnews

Đăng ngày 04/10/2018
LL
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:00 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:00 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:00 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:00 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:00 19/04/2024