Xây dựng kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản

Chiều 26/10 tại Cần Thơ, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2021-2025.

tôm dịch bệnh
10 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hơn 41.980 ha, gấp 1,91 lần so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Trước sức ép ô nhiễm chất thải môi trường, ô nhiễm cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gây sức ép rất lớn. Chính vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hiện nay là rất quan trọng. Nhiệm vụ cấp bách đối với ngành thủy sản là phải có kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản để chúng ta có cơ sở và nguồn lực vào cuộc. Việc hoàn thiện kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2021-2025 là rất quan trọng.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y báo cáo với hội nghị: Trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại hơn 41.980 ha, gấp 1,91 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thiệt hại nhiều nhất trên tôm nuôi nước lợ với hơn 39 ngàn ha. Ngoài ra, thiệt hại trên cá tra hơn 1.000 ha, tăng 16,46 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại dịch bệnh chủ yếu trên tôm nước lợ như hoại tử tôm tụy cấp, đốm trắng, đỏ thân, phân trắng, đường ruột…Trên cá tra bệnh gan thận mủ, các bệnh do ký sinh trùng.

Theo đó, mục tiêu chung và cụ thể cho kế hoạch quốc gia phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản trong 5 năm tới: Tập trung kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá tra, tôm hùm, cá hồi, cá rô phi, ngao.

Kiểm soát tỷ lệ diện tích thủy sản nuôi bị bệnh ở mức thấp hơn 3%/tổng diện tích thả nuôi. Giám sát chủ động một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm và xây dựng được bản đồ dịch tễ lưu hành bệnh. Ngăn chặn có hiệu quả những bệnh nguy hiểm mới có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam. Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống và cảnh báo dịch bệnh. Xây dựng thành công ít nhất 5 cơ sở, chuỗi sản xuất tôm, cá tra an toàn dịch bệnh.

Dự thảo này sẽ được lấy ý kiến đóng góp cho hoàn thiện để Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng ban hành quyết định.

Ông Phạm Trường Yên, Phó GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ nêu ý kiến: Để quản lý tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản, hàng năm Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho mạng lưới thú y viên các xã, phường, thị trấn và người chăn nuôi trồng. Hàng năm, đều lấy mẫu thủy sản từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản để xét nghiệm, giám sát các bệnh theo quy định. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản. Các bệnh nguy hiểm cần đẩy mạnh giám sát trong thời gian tới như: Bệnh virus trên tôm giống nước lợ, gan thận mủ…

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá rất cao sự chuẩn bị của Cục Thú y và ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo các địa phương. Nói đến thú y, hiện nay một số tỉnh đã thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp nên hệ thống này bị đứt gẫy. Trong quá trình này, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi các địa phương tạm dừng việc này. Thậm chí chất vấn cả Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề này. Chúng tôi kỳ vọng sau thời gian Quốc hội giám sát hệ thống thú y sẽ được lập lại. Hiện nay, một số tỉnh đã lập lại hệ thống thú y theo đúng luật thú y.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 28/10/2020
Ngọc Thắng - Hoàng Vũ
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Lỏng ruột trên tôm và những điều cần lưu ý

Trong nuôi trồng thủy sản, hiện tượng tôm bị lỏng ruột là một rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng thành ruột mềm, dễ đứt gãy, phân tôm không kết dính. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiễm khuẩn (Vibrio spp.), độc tố thức ăn hoặc stress môi trường, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Hình minh họa tôm thẻ
• 12:17 19/05/2025

Dịch bệnh TPD bùng phát trên tôm

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm đang diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều khu vực với tỷ lệ thiệt hại ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là sự bùng phát mạnh của bệnh TPD (bệnh gan tụy cấp tính trên tôm), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 07/05/2025

Peptide kháng khuẩn ứng dụng trong phòng bệnh tôm

Trong nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991 nhiều loại kháng sinh được bà con sử dụng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tôm, bằng việc hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi khi tôm bị bệnh hay trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp để phòng bệnh. Đến năm 2024 hầu hết các chủng vi khuẩn có khả năng kháng đa số các loại kháng sinh.

Kháng khuẩn tôm
• 10:29 05/05/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:30 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:30 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:30 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:30 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:30 17/06/2025
Some text some message..