Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng phương án thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản trong năm 2017 đối với sản phẩm mực trên địa bàn thị trấn Liên Hương, Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.

Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản
Liên kết chuỗi để tăng giá trị sản phẩm thủy sản

Theo phương án này, thì mục tiêu cụ thể là xây dựng điểm mô hình liên kết chuỗi giữa ngư dân làm các nghề khai thác mực (nghề bẫy bóng mực, chụp mực, câu mực) với doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mực trong nước và xuất khẩu tại thị trấn Liên Hương; giúp ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất.

Tại thị trấn Liên Hương, sản lượng khai thác hải sản bình quân đạt 7.100 tấn, riêng đối với các loại mực là 1.300 tấn chiếm 18,30% tổng sản lượng khai thác. Đối với các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mực trên địa bàn có 04 cơ sở và đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Về năng lực tàu thuyền: có khoảng 100 tàu thuyền, thúng lắp động cơ có công suất từ 20-90CV làm nghề khai thác mực, hoạt động đánh bắt ở vùng biển ven bờ và tuyến lộng.

Điều kiện để thực hiện mô hình chuỗi liên kết như sau:

Đối với chủ tàu khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký hợp đồng mua bán mực với doanh nghiệp; đối với các doanh nghiệp: ký hợp đồng với chủ tàu cá thu mua các loại mực đúng kích cỡ theo quy định của Nhà nước (mực ống: 200mm trở lên, mực lá: 120mm trở lên, mực nang: 100mm trở lên), nâng cao chất lượng trong sơ chế, chế biến sản phẩm mực làm cơ sở.

Để thực hiện phương án này thì Phòng Nông nghiệp và PTNT đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Phối hợp UBND thị trấn Liên Hương tổ chức triển khai mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; phổ biến các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước trong hoạt động thủy sản có liên quan đến ngành nghề khai thác và chế biến thủy sản

Vận động các doanh nghiệp và ngư dân làm nghề khai thác mực thực hiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị;

Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT – Chi nhánh Tuy Phong giúp doanh nghiệp và ngư dân vay vốn ưu đãi theo quy định của nhà nước;

Phối hợp cùng Trạm Khuyến ngư hướng dẫn ngư dân ứng dụng công nghệ mới bảo quản mực sau khai thác, nâng cao chất lượng và giá trị.

Cuối năm 2017, tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

TTKNBT
Đăng ngày 19/07/2017
HĐ-KNTP
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:37 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:37 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 23:37 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:37 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:37 22/11/2024
Some text some message..