Xây dựng nông thôn mới ở những xã khó khăn

Sau hơn năm năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, các xã bãi ngang, xã đảo, xã miền núi… lại đang gặp nhiều khó khăn, rất cần sự hỗ trợ mọi mặt của nhà nước và cộng đồng xã hội…

sua chua tau
Ngư dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) sửa chữa tàu thuyền, chuẩn bị ra khơi.

Ghi nhận ở một xã bãi ngang

Xã Nhơn Hải là một trong năm xã của TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đang dốc sức xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là một xã bãi ngang, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, Nhơn Hải còn 6/19 tiêu chí chưa đạt, trong đó có các tiêu chí gần như khó thành công nếu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước như giao thông, môi trường, thu nhập…Toàn xã hiện có gần 6.000 nhân khẩu với diện tích 1.218 ha nhưng phần lớn là bãi biển, bãi cát ven cửa sông, không thuận lợi cho trồng trọt. Với hơn 58% số dân sống bằng nghề khai thác biển, hướng phát triển kinh tế nghề cá là mục tiêu chủ lực.

Chủ tịch UBND xã Ngô Đức Tình cho biết, phần lớn tàu, thuyền của các ngư dân Nhơn Hải có công suất nhỏ, hoạt động ven bờ. Nghề nuôi trồng thủy sản, hải sản còn khó khăn về nguồn vốn, thị trường. Do vậy, mặc dù xác định phát triển kinh tế biển là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, song những hạn chế nêu trên sẽ khó được khắc phục nếu không có sự hỗ trợ từ ngân sách cho địa phương.

Tại thôn Nam Hải, hộ gia đình ông Phan Thành Thệ, là một điển hình làm ăn giỏi trong lĩnh vực nuôi tôm hùm. Hiện gia đình ông là một trong số hơn 30 hộ dân trong xã nuôi tôm hùm giống và thương phẩm. Mỗi năm từ bốn lồng nuôi tôm ông xuất bán được hơn hai nghìn con tôm hùm, trừ chi phí, có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình ông cũng như các hộ nuôi tôm của xã Nhơn Hải rất khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng do không có tài sản thế chấp, trong khi rủi ro của việc nuôi loại hải sản này rất lớn, nhiều khi mất trắng do thiên tai. Do đó, kể cả trong một số lĩnh vực cho thu nhập cao như nuôi trồng thủy, hải sản, nhưng nếu không có sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường hiệu quả của Nhà nước thì những ngư dân phát triển ngành nghề tự phát trong xã cũng gặp rất nhiều khó khăn để phát triển kinh tế bền vững.

Cần sự quan tâm thỏa đáng

Tỉnh Bình Định hiện có ba huyện miền núi với 24 xã khó khăn. Đến nay, trong số 24 xã, chưa có xã nào đạt từ 15 đến 19 tiêu chí, số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí có năm xã và còn 19 xã mới đạt từ 5 đến 9 tiêu chí trong xây dựng NTM. Trong đó, tiêu chí thu nhập, môi trường, hạ tầng giao thông là các tiêu chí khó đạt đối với các xã miền núi khó khăn.

Thực tế tại các xã khó khăn cho thấy, việc xây dựng NTM còn thấp hơn tình hình chung của cả nước khá nhiều, nổi bật là các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa… Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối NTM trung ương, hầu hết các xã khó khăn đều có địa hình đa dạng, không thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tại các xã bãi ngang ven biển, nhiều nơi bị cô lập giao thông khó khăn. Mặt khác, do xuất phát điểm xây dựng NTM thấp nên kể từ năm 2010 là thời điểm bắt đầu triển khai xây dựng, khi bình quân cả nước đạt dưới bốn tiêu chí/xã, thì đối với các xã khó khăn, chỉ đạt từ một đến hai tiêu chí. Việc người dân ở những địa phương này chưa tích cực tham gia, thiếu tinh thần vươn lên cũng có thể coi là một trong những hạn chế. Vẫn còn phổ biến tâm lý coi xây dựng NTM là trách nhiệm của nhà nước, do đó, thiếu nhiệt huyết tham gia xây dựng hạ tầng; không chịu tự sản xuất để vươn lên thoát nghèo, thậm chí còn tư tưởng muốn nghèo để được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tại các địa phương này, năng lực cán bộ xã, thôn, bản còn thấp. Đối với trung ương, cơ chế, chính sách và tiêu chí chưa phù hợp, đầu tư manh mún, kém hiệu quả… cũng là những nguyên nhân khách quan.

Theo quy định của Chính phủ, những xã khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ đầu tư hoàn thiện đường giao thông nông thôn, hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã; đầu tư bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về văn hóa, thể thao, bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục… Mặc dù vậy, do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên sự đầu tư cho các xã khó khăn vẫn còn thấp.

Để có cơ chế, chính sách đặc thù đối với các xã khó khăn trong xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, cần kiên trì theo phương châm “Người dân làm chủ - xã là địa bàn cơ bản-thôn, bản là địa bàn xung kích”. Không tạo áp lực đạt chuẩn NTM trong ngắn hạn đối với các xã khó khăn, thay vào đó, cần xác định mục tiêu và cách làm phù hợp; chú trọng nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu. Bên cạnh đó, cần tăng cường phân cấp cho chính quyền cơ sở và người dân gắn với nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn, bản. Có lộ trình trao quyền trong xây dựng NTM ở các cấp chính quyền để bảo đảm tính chủ động, trách nhiệm trong triển khai. Cùng với đó, cần tạo cơ chế khen thưởng, động viên và điều kiện để khơi dậy và phát huy tinh thần chủ động vươn lên và tinh thần cộng đồng của người dân vùng khó khăn; khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Chuyển mạnh từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp, hỗ trợ có thu hồi, hạn chế cơ chế xin-cho gây tâm lý ỷ lại, không phát huy sự vươn lên bằng nỗ lực của cộng đồng xã hội.

Báo Nhân Dân, 02/08/2016
Đăng ngày 03/08/2016
Bài, ảnh: Vũ Thành và Ngọc Sơn
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 06:55 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 06:55 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 06:55 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 06:55 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 06:55 25/04/2024