Xóa bỏ thẻ vàng đã cứu ngành thủy sản Thái Lan

Các nhà NK Liên minh châu Âu đã phản ứng tích cực với quyết định rút thẻ vàng cho Thái Lan của Ủy ban châu Âu, hy vọng sẽ thấy kết quả rõ ràng trong 6 tháng tới 1 năm.

Xóa bỏ thẻ vàng đã cứu ngành thủy sản Thái Lan
Phơi nắng cá thu ở làng chài của tỉnh prachuap khiri khan, Thái Lan: Ảnh: Stock Photo

Sau khi chủ trì cuộc họp của các nhà NK các sản phẩm thủy sản Thái Lan tại Bỉ, Phó thủ tướng Thái Lan Chatchai Sarikulya cho biết mặc dù Thái Lan đã phải đối mặt với các vấn đề trong việc giải quyết hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các nhà NK EU vẫn tiếp tục tin tưởng vào các sản phẩm thủy sản của Thái Lan.

Cụ thể, Nhóm đặc trách về thủy sản (Seafood Task Force) đã giúp Thái Lan giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng bằng tiền tài trợ, chuyên môn và các đề xuất.

Nghị định Khẩn cấp về Thủy sản Thái Lan, BE 2558 và Nghị định Khẩn cấp sửa đổi Đạo luật về Tàu khai thác của Thái Lan, BE 2481, BE 2561 đã tuẩn thủ các công ước quốc tế của Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững.

Bob Miller, Giám đốc điều hành của Cp Foods (UK), và nhà sáng lập Seafood Task Force, cho biết việc xóa bỏ thẻ vàng cho Thái Lan sẽ khiến các sản phẩm thủy sản của Thái Lan được chấp nhận trên thị trường toàn cầu.

Trước đây, các nhà NK đã do dự trong việc thu mua các sản phẩm thủy sản của Thái Lan do vấn đề IUU với số lượng các đơn đặt hàng giảm trong 3 năm qua.

Ông hy vọng hoạt động thương mại cá ngừ của Thái Lan sẽ thu lại được nhiều lợi ích từ việc xóa bỏ thẻ vàng – một cảnh báo chính thức của Liên minh châu Âu đối với các đối tác thương mại của mình trong cuộc chiến chống lại hoạt động khai thác IUU, nhờ vào việc cải thiện hình ảnh của đất nước này. Thái Lan là nước sản phẩm cá ngừ đóng hộp hàng đầu.

Ông cho biết hoạt động thương mại thủy sản giữa Thái Lan và EU sẽ chứng kiến sự thay đổi trong khoảng 6 tháng tới 1 năm. Và Thái Lan phải cam kết giải quyết vấn đề IUU vì người tiêu dùng đang lo ngại về vấn đề này.

Hiện tại, nhóm Seafood Task Force đang làm việc với Việt Nam và Ấn Độ, các nước đang gặp phải vấn đề này. Nhóm sẽ áp dụng tiến trình của Thái Lan để hướng dẫn cải thiện quy trình khai thác của các nước ASEAN.

Ông Guss Pastoor, chủ tịch Liên đoàn Chế biến Thủy sản châu Âu – đơn vị kết nối các tổ chức quốc gia khác nhau về chế biển thủy sản trên toàn EU, cho biết EU cần khoảng 12 triệu tấn các sản phẩn thủy sản mỗi năm và 60% trong số đó được sản xuất tại EU. Còn lại 40% phải NK.

EU NK cá ngừ, tôm và mực, nhưng lượng mua các sản phẩm này liên tục giảm trong 4 – 5 năm qua do các vấn đề về khai thác IUU của Thái Lan, các vấn đề về tiền tệ và có nhiều nguồn sản xuất thủy sản.

Trong tương lai, người tiêu dùng EU sẽ quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe hơn và muốn mua các sản phẩm tươi để tự nấu, thay vì trước đó họ ưu tiên sử dụng các sản phẩm ăn liền hay thực phẩm đông lạnh.

The Nation
Đăng ngày 23/01/2019
Nguyễn Hà - VASEP

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:55 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 10:55 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:55 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 10:55 01/07/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 10:55 01/07/2024
Some text some message..