Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
Tôm thẻ là đối tượng nuôi chủ lực ở nước ta. Ảnh: Sunnyrichgroup

Đối tượng nuôi chủ lực

Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cả nước ta bao gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra, danh mục này được ban hành theo Quyết định 50/2018/QĐ-TTg. Tại sao 3 đối tượng này nằm trong danh mục là đối tượng nuôi chủ lực.

Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí bao gồm:

- Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam

- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động, phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

- Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao, có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao

- Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 7 năm 2023  ước đạt 474.7 nghìn tấn, tăng 3,4 % so với cùng kỳ năm trước, đưa sản lượng lũy kế ước đạt 2.811,1 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng nuôi trồng trong tháng tăng khá do đang là thời điểm thu hoạch đại trà, nhất là sản phẩm nuôi trồng nước lợ.

Tôm tích là những đối tượng nuôi mới đầy hứa hẹn trong tương lai

Trong đó, sản lượng cá tra tháng 7 ước đạt 133 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, đưa lũy kế 7 tháng đầu năm ước đạt 922,3 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tôm tháng 7 ước đạt 123,4 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, đưa sản lượng lũy kế 7 tháng ước đạt 590,1 nghìn tấn, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, sản lượng tôm sú tháng 7 năm 2023 ước đạt 28,4 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, đưa sản lượng lũy kế 7 tháng ước đạt 147,7 nghìn tấn, tăng 1,3%; sản lượng tôm thẻ chân trắng tháng 7 ước đạt 89,4 nghìn tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; đưa sản lượng lũy kế 7 tháng ước đạt 404,6 nghìn tấn, tăng 5,0%. Các thông số này đã góp phần nhấn mạnh tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra vẫn luôn giữ vai trò là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của nước ta. 

Đa dạng hóa đối tượng nuôi

Bên cạnh khẳng định vị thế xuất khẩu của đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì đa dạng hóa đối tượng nuôi cũng được định hướng phát triển. Sự kết hợp nuôi đa dạng đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất,... đó chính là mục đích nuôi lâu dài và bền vững.

Các mô hình và đối tượng nuôi kết hợp như hình thức nuôi xen ghép cá đối mục với tôm sú trong cùng một ao đã mang lại “lợi ích kép” vì giá trị kinh tế cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hay cá đối mục với cua, cá rô phi với tôm sú và rong câu, tôm sú kết hợp với cá nâu, tôm, cua và sò huyết, tôm sú, lúa và tôm càng xanh, và nuôi ốc hương kết hợp hải sâm và rong nho,...

Cá bống cátGần đây, đã có nhiều hộ đã cho sinh sản thành công cá bống cát, cá dìa,… Ảnh: VnExpress

Hay việc cho sinh sản nhân tạo thành công các đối tượng thủy sản biển cũng đã mở ra triển vọng trong việc lựa chọn loài nuôi đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, như cá song, cá chẽm, cá bớp, cá rô biển, cá mú lai, cá căng, cá bè vẩu, cá chim biển, cá nhụ, cá nâu, cá kèo, gần đây cho sinh sản thành công cá cá bống cát, cá dìa,…

Ở nhóm nhuyễn thể như hàu, nghêu, ốc hương cũng mang lại giá trị xuất khẩu tương đối lớn. Ốc giác hay tôm mũ ni, tôm tích là những đối tượng nuôi mới đầy hứa hẹn trong tương lai. Bên cạnh đó một số đối tượng cá nước ngọt như cá lóc dầy, cá heo nước ngọt,… cũng là sự lựa chọn mới trong việc góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi đối với nước ta.  

Đăng ngày 25/09/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 10:28 06/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 10:00 06/12/2023

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 03:59 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:59 08/12/2023

Các bệnh trên cá chình bông

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giống như các loài cá khác, cá chình bông cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật cho bà con một số loại bệnh dễ mắc nhất trên loài cá này.

Cá chình bông
• 03:59 08/12/2023

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
• 03:59 08/12/2023

Cây thủy sinh trong ao hồ có tác dụng như thế nào?

Trong ao hồ, người ta thường chọn những loại cây thủy sinh để trồng vào đó. Vậy, cây thủy sinh có tác dụng như thế nào đối với ao hồ. Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây nhé!

Cây thủy sinh
• 03:59 08/12/2023