Xu hướng tăng giá tôm trên toàn cầu sẽ kết thúc vào năm tới

Mặc dù, Ấn Độ đã được hưởng lợi từ dịch bệnh EMS tàn phá ngành tôm Thái Lan, nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, nhưng không có gì đảm bảo cho người nuôi và các công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong thời gian dài.

tom tang gia
Ảnh minh họa - Ths Bảo Xuyên

Xu hướng tôm tăng giá

Một nghiên cứu của Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) dự báo: xu hướng tăng giá  tôm trên toàn cầu như hiện nay có thể không kéo dài được lâu. Việc tìm ra giải pháp phòng trị EMS hiệu quả, chu kỳ thương mại và sự bùng phát mở rộng diện tích nuôi sẽ làm giảm giá tôm bắt đầu từ năm 2014.

Hội chứng EMS đã làm giảm mạnh sản lượng tôm nuôi ở Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Sản lượng tôm của Thái Lan cung cấp gần 1/3 nhu cầu tôm trên thế giới, đã giảm 1/3 trong năm nay. Điều này đã làm tăng nhu cầu đối với tôm từ Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar và Ecuador. Từ đó làm giá tôm tăng lên.

Ấn Độ được hưởng lợi lớn từ việc giảm sản lượng do thiệt hại của ngành tôm Thái Lan. Nguồn cung cấp tôm giảm mạnh ở Thái Lan và các nước khác cộng với sự mất giá của đồng rupee đã giúp ngành công nghiệp tôm nuôi ở Ấn Độ tăng thêm thu nhập và lợi nhuận. Mặc dù Mỹ, nước nhập khẩu tôm chân trắng chủ yếu từ Ấn Độ, áp đặt thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (mức 10%), nhưng người nuôi tôm và công ty xuất khẩu Ấn Độ vẫn có lợi nhuận lớn do giá tôm thế giới tăng lên. Andhra Pradesh (một bang ở phía Nam Ấn Độ) đã nổi lên là trung tâm của ngành nuôi tôm công nghiệp của Ấn Độ, dù mới chuyển sang nuôi tôm chân trắng chỉ vài năm gần đây. Nhiều nơi như bang Tamil Nadu (phía Nam) và nhiều bang ven biển phía Đông phong trào nuôi tôm chân trắng đang tăng nhanh.

Nguồn cung cấp tôm sẽ dư thừa

Nghiên cứu của Rabobank dự báo sự thiếu hụt tôm toàn cầu sẽ chấm dứt vào năm 2014 và giá sẽ giảm. Thái Lan là nước sản xuất tôm có công nghệ tiên tiến nhất, sẽ tìm được giải pháp cho dịch bệnh EMS và sản xuất sẽ trở lại bình thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi tôm giá cao như hiện nay, nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh khác sẽ nuôi tôm thâm canh và sản lượng tôm sẽ tăng nhanh trong năm tới. Trong khi đó, nhu cầu tôm toàn cầu không tăng, từ đó sẽ có xu hướng giảm giá sẽ diễn ra, thậm chí giá thấp hơn chi phí sản xuất. Tuy nhiên, Rabobank cũng cho biết rằng, Ngành tôm Ấn Độ vẫn có thể tận dụng lợi thế như chi phí sản xuất thấp, đặc biệt là chi phí lao động thấp. Trong ngắn và trung hạn, ngành nuôi tôm công nghiệp của Ấn Độ vẫn tăng trưởng tốt nhưng giá sẽ không hấp dẫn như hiện nay./.

Theo Business Line, 22/8/2013
Đăng ngày 26/08/2013
Ths Bảo Xuyên
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:38 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:38 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:38 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:38 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:38 15/11/2024
Some text some message..