Xử lý nghiêm khai thác tận diệt thủy sản

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch thực hiện các quy định về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc; nghề, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản và công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2021-2025.

ghe te
Ghe te là một trong những ngư cụ bị cấm sử dụng trong đánh bắt thủy sản. Ảnh: Bình Nguyên

Mục đích của kế hoạch này nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả và xử lý nghiêm các vi phạm khai thác tận diệt thủy sản.

Vận động người dân hưởng ứng

Nói về nạn khai thác tận diệt thủy sản trên hồ Trị An, ông Nguyễn Trung Hậu, nông dân nuôi cá bè tại sông La Ngà (H.Định Quán) cho biết, tình trạng sử dụng chà, đăng chắn giăng khắp ven bờ hồ Trị An ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Ông Hậu dẫn chứng, mỗi khi mưa gió, bè cá ở khu vực gần bờ rất sợ bị vướng vào cọc tre của đăng chắn làm rách lưới gây thiệt hại, thất thoát cá. Khi di chuyển bè cá, chủ bè sợ nhất việc đụng vào cọc tre của người làm các nghề đánh bắt thủy sản (nghề te, nghề đăng) làm rách lưới, thất thoát cá. Nạn đánh bắt tận diệt thủy sản, nhất là tình trạng rà điện gần khu vực nuôi gây tác hại không nhỏ đến môi trường sinh trưởng của cá cũng như nguồn lợi chung về thủy sản cho các ngư dân khác sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản.

Làm nghề te trên sông La Ngà (H.Định Quán), ông Nguyễn Văn Khiêm chia sẻ: “Gia đình tôi đã làm nghề này nhiều năm, nay chuyển đổi nghề sẽ ảnh hưởng đến sinh kế gia đình cũng như nhiều bà con làm nghề này. Tuy nhiên, nghề này làm tận diệt nguồn thủy sản thì chúng tôi sẽ tuân thủ quy định của Nhà nước, nhưng mong được hỗ trợ trong chuyển đổi nghề”.

Sau khi kế hoạch được ban hành, toàn tỉnh sẽ cấm việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc; nghề, ngư cụ cấm gồm: nghề lồng xếp, nghề đăng, đáy, te, xiệp, xịch, xăm để khai thác thủy sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, công tác tuyên truyền, vận động sẽ được tập trung triển khai để người dân bỏ nghề cấm đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo đó, sau khi kế hoạch được ban hành, công tác tuyên truyền, vận động người dân sẽ được tổ chức thường xuyên, liên tục, sâu rộng. Phương thức tuyên truyền sẽ được tổ chức đa dạng, linh hoạt; nội dung tuyên truyền ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân tự giác, tự nâng cao ý thức chấp hành.

đăng chắn
Tình trạng đánh bắt cá bằng đăng chắn vẫn còn khá phổ biến trên hồ Trị An. Ảnh: Bình Nguyên.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, vận động còn để người dân tích cực giao nộp các chất nổ, chất độc, xung điện và ngư cụ bị cấm; cam kết không kinh doanh, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tham gia đấu tranh, tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thủy sản.

Xử lý nghiêm vi phạm

Để lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh, kế hoạch trên cũng nêu rõ sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát đồng loạt trên phạm vi cả tỉnh đối với các hoạt động khai thác thủy sản. Trong quá trình kiểm tra sẽ có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng liên ngành từ tỉnh đến các huyện, thành phố nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Trong đó, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý vi phạm trong đánh bắt thủy sản. Các địa phương sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện, thực hiện công tác quản lý, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. UBND cấp xã được giao trách nhiệm kiểm tra, xử phạt theo thẩm quyền.

Lực lượng Công an tỉnh được giao trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại vùng nước nội đồng gồm: ao, hồ, ruộng nước, kênh mương, sông, suối. Bố trí phương tiện và nhân sự tham gia đoàn kiểm tra liên ngành tại các khu vực hồ Trị An, sông Đồng Nai và rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch. Lực lượng công an phải chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, phát hiện, xác minh, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ nghề cấm.

Tỉnh Đồng Nai sẽ thành lập đường dây nóng từ cấp tỉnh đến các địa phương để tiếp nhận thông tin phản ánh và phối hợp xử lý tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 17/06/2021
Bình Nguyên
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:42 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 11:42 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 11:42 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:42 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 11:42 18/12/2024
Some text some message..