Xử lý nước thải phân tán theo công nghệ DEWATS

Ngày 24/12, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển ngoài nước Bremen (BORDA) của Cộng hòa Liên bang Đức đã giới thiệu hệ thống xử lý nước thải phân tán theo công nghệ DEWATS.

công nghệ xử lý nước thải
Ảnh minh họa: Tràng Dương/TTXVN

Giải pháp xử lý nước thải phân tán DEWATS là một giải pháp mới cho việc xử lý nước thải hữu cơ có quy mô dưới 1.000 m3/ngày đêm.

Ưu điểm của giải pháp này là hiệu quả xử lý cao, hoạt động tin cậy, lâu dài, thích ứng với sự dao động về lưu lượng, không cần tiêu thụ điện năng nếu khu vực xử lý có độ dốc thích hợp, công nghệ xử lý thân thiện với môi trường, xử lý nước thải nhờ các vi sinh vật có trong nước thải hoặc nhờ quá trình tự nhiên mà không sử dụng đến hóa chất, đặc biệt là yêu cầu vận hành và bảo dưỡng đơn giản, chi phí rất thấp.

Công nghệ DEWATS đang được tổ chức Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển ngoài nước Bremen phổ biến rộng rãi như một giải pháp hữu hiệu cho xử lý nước thải phân tán từ các cụm dân cư, vùng nông thôn, bệnh viện, khách sạn, trang trại, các lò giết mổ gia súc, gia cầm và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Hội thảo "Giới thiệu về giải pháp xử lý nước thải phân tán DEWATS và khả năng ứng dụng," Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang nhận định các vùng nông thôn đang có dấu hiệu ô nhiễm từ nhẹ đến trung bình; hiện tượng xả thải trực tiếp ra kênh rạch vẫn rất phổ biến, nhiều khu dân cư, chợ vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Đây là thực trạng đáng báo động, cần phải có hướng xử lý kịp thời, nhất là trong điều kiện Kiên Giang và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải chịu tác động trực tiếp của việc biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường gây ra.

Các chương trình của Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển ngoài nước Bremen được Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ thông qua Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên bang Đức, nhằm hỗ trợ người dân ở khu vực dân cư có thu nhập thấp, khu vực nông thôn ở các nước đang phát triển thực hiện các giải pháp xử lý nước thải, quản lý rác thải…

Tại Việt Nam, Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển ngoài nước Bremen phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ về xử lý nước thải cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Từ năm 2013, chương trình này được thực hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.

TTXVN/Vietnam+, 24/12/2013
Đăng ngày 25/12/2013
Bùi Trường Giang
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 12:37 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 12:37 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 12:37 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 12:37 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:37 20/11/2024
Some text some message..