Xuất hàng vào EU, "ngán" nhất rào cản phi thuế quan

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU mở ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Song hàng Việt có đủ sức vượt qua được các rào cản phi thuế quan ở thị trường này hay không lại là câu chuyện khác.

tôm xuất khẩu
Những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU thường làm khó cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Trần Việt

Ngày 25-6, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Hàm ý đối với cải cách chính sách và thể chế".

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết: FTA Việt Nam - EU sẽ đóng góp vào tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 7-8% và xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ tăng 10% vào năm 2025.

Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội lớn, ông Cung cũng chỉ ra những thách thức khi FTA Việt Nam - EU được ký kết, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt là sức ép đối với Chính phủ trong tái cơ cấu kinh tế, mở cửa thị trường, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến lao động, môi trường... Với các doanh nghiệp, đây sẽ là thách thức buộc phải đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

"Những cơ hội và thách thức kể trên sẽ ngày càng lớn hơn trong bối cảnh Việt Nam không chỉ tham gia Hiệp định Việt Nam - EU mà đã và đang thực hiện, đàm phán với rất nhiều Hiệp định khác như Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc, TPP và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP" - TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Trong phần trình bày, tham luận của GS Ari Kokko gây được nhiều sự chú ý khi đề cập đến các rào cản thương mại vào thị trường EU.

Theo ông Ari Kokko: "Rào cản phi thuế quan đối với thương mại, trong đó những trở ngại về pháp lý và hành chính tạo mối quan ngại lớn hơn và để giải quyết những rào cản này cũng khó khăn hơn". Và những rào cản chính đó là các điều kiện liên quan đến xuất khẩu, kiểm soát chất lượng...

"Từ năm 2002-2010 có hàng nghìn lô hàng của Việt Nam bị các thị trường lớn từ chối" - ông Ari Kokko cho biết.

Thống kê của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (Mutrap 2014) về những lô hàng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bị các thị trường lớn từ chối cũng cho thấy thách thức từ các rào cản phi thuế quan. Riêng thị trường Mỹ, từ 2002-2010 có tới 3.443 lô hàng bị "khước từ" vào Mỹ; còn thị trường EU là 613 lô hàng, Nhật Bản là 563 lô hàng...

Đứng đầu trong các lý do hàng Việt Nam bị EU từ chối giai đoạn này là do các độc tố nấm, chất phụ gia, nhiễm khuẩn, dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm khác...

Ông Ari Kokko nhấn mạnh: "Ngược lại với giảm thuế, việc loại bỏ các rào cản phi thuế không phải đơn giản. Thực tế, không phải tất cả các lĩnh vực pháp lý đều có thể được giải quyết. Các rào cản phi thuế từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy, việc dỡ bỏ chúng đòi hỏi phải có những thay đổi về thể chế, thay đổi pháp lý hoặc kỹ thuật phi thực tế..."

Theo TS Nguyễn Đình Cung: Các rào cản về phi thuế quan mà mỗi Chính phủ, ngành, doanh nghiệp nước ngoài đặt ra là vấn đề doanh nghiệp Việt phải xem xét để vượt qua. Rõ ràng vai trò của Nhà nước, hiệp hội rất quan trọng. DN Việt rất nhỏ, họ không đủ năng lực khả năng để hiểu các rào cản như vậy. Cho nên việc hỗ trợ họ hiểu được những điều này là quan trọng, là yếu tố quyết định ban đầu để vượt qua các rào cản phi thuế quan.

Có những rào cản được các tập đoàn chi phối chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đặt ra. Họ yêu cầu phải đáp ứng về tính minh bạch trong kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, kể cả hàng loạt tiêu chuẩn về môi trường, đạo đức... Một doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập chuỗi sản xuất đó phải đáp ứng những tiêu chuẩn của tập đoàn ấy. Đó là điều lâu nay chúng ta ít để ý. Nhưng những chuẩn mực ấy không công khai ở đâu mà doanh nghiệp phải tự tìm hiểu để đáp ứng được tiêu chuẩn đó.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM

Báo Hải Quan, 25/06/2015
Đăng ngày 27/06/2015
Lương Bằng
Chế biến

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 06:14 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 06:14 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 06:14 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 06:14 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 06:14 15/11/2024
Some text some message..