Xuất hiện cơn “địa chấn” thay đổi thương mại thủy sản toàn cầu

Theo Gorjan Nikolik: Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong vòng 12 tháng qua, sau khi nhập khẩu đạt mức tăng trưởng 30% - Họ đã trở thành nhà nhập khẩu ròng. Dự đoán trước một thời điểm thực sự quan trọng trong lĩnh vực thủy sản.

Khai thác thủy sản
Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu thủy sản ròng, phá vỡ xu hướng kinh tế kéo dài nhiều năm

Động lực ngắn hạn giúp Trung Quốc tăng trưởng nhập khẩu

Theo Nikolik, con tôm chính là sản phẩm thủy sản phần lớn được Trung Quốc xuất khẩu nhiều nhất. Ngoài ra, tại những vị trí tiếp theo thuộc về Ecuador - 564.597 triệu tấn và Ấn Độ - 136.838 tấn. Điều này đã cho thấy được rằng, ngành xuất khẩu thủy sản đang từng bước “trở mạnh” sau khi bị tê liệt bởi dịch Covid - 19 bùng phát. Trước đó, nhiều nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã lấp đầy hàng tồn kho để chuẩn bị cho một mùa xuất khẩu bội thu.

Nikolik đã giải thích: Trong vòng 2 năm qua, nhu cầu thủy sản bị kìm hãm rất nhiều. Do đó, rất nhiều nhà nhập khẩu kỳ vọng rằng, mọi người sẽ háo hức ăn mừng trong năm nay, từ đó dẫn đến nhu cầu mua thực phẩm, trong đó có hải sản sẽ tăng cao”.

Đằng sau tăng trưởng nhập khẩu là một xu hướng dài hạn

So với năm ngoái, Nikolik cũng đã rất ngạc nhiên về sự tăng trưởng mạnh của con cá tra Việt Nam - Tăng 109% về khối lượng và 147% về giá trị. Đây là bước tăng trưởng của ngành cá tra Việt Nam. Từ đó, cho thấy sự thay đổi trong tiêu dùng của người Trung Quốc.

Xuất khẩu thủy sảnTop 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới năm 2022. Ảnh: Tép Bạc 

“Tôi khá ngạc nhiên bởi vì Trung Quốc là nhà sản xuất - xuất khẩu khổng lồ đối với cá thịt trắng nước ngọt và là nhà xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới. Nhưng cuối cùng lại đi nhập khẩu một lượng lớn cá tra. Điều này cho thấy, con cá tra đang có lợi thế hơn và có thể phản ánh nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản tiện lợi của thế hệ trẻ thành thị. Những người không có thời gian để nấu các bữa ăn hải sản truyền thống.

Bởi vì Trung Quốc là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất và vì chúng tôi luôn cho rằng họ không thực sự thích cá phi lê. Tuy nhiên, họ cũng đã mua nhiều cá tra vào năm 2022, con số hơn cả Hoa Kỳ và Châu Âu cộng lại,” ông chia sẻ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc Trung Quốc giảm tập trung sản xuất trong nước: 

  • Tốc độ ngày càng già hóa của dân số

Một phần là do dân số ngày càng già hóa, thu nhập bình quân đầu người tại đây cũng tăng cao. Do đó, họ từng bước dẫn dắt người dân từ bỏ nghề nuôi cá, để hướng đến các lĩnh vực khác trong tương lai.

Tàu cáYếu tố ảnh hưởng đến việc Trung Quốc giảm tập trung sản xuất một phần là do dân số già hóa nên người dân từ bỏ nghề nuôi cá. Ảnh: Tép Bạc

Điều này có nghĩa: Nếu xét về toàn bộ nền kinh tế, Trung Quốc có mức sản xuất trong nước ít hơn nhưng lại là nước có mức tiêu dùng nhiều hơn. Trong tình hình như vậy, người Trung Quốc có xu hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Vì vậy, đã có sự chuyển đổi từ sản xuất cá sang sản xuất những thứ như khác như: Pin hoặc ô tô điện, đây là những thứ có giá trị cao và tiềm năng xuất khẩu cao, đó là nơi mà chính phủ sẽ tập trung.

Có vẻ như Trung Quốc đang nới lỏng chính sách cũ để tạo điều kiện cho việc tự cung tự cấp thủy sản và không còn xác định là nước xuất khẩu thủy sản lớn. Đó là một tiến trình tự nhiên cho nền kinh tế.

  • Ngưng hoạt động của đội tàu đánh cá

Thêm một yếu tố đã ảnh hưởng đến việc họ giảm tập trung vào sản xuất thủy sản trong nước. Đó là, việc ngừng hoạt động của phần lớn đội tàu đánh cá đường dài của nước này.

“Sự kết hợp các yếu tố này cho thấy rằng đó là một xu hướng đã xảy ra từ lâu và rất có thể chúng sẽ đi theo mô hình của Châu Âu và Hoa Kỳ: EU có thâm hụt thương mại thủy sản là 28 tỷ USD, Hoa Kỳ là 25 tỷ USD . Chúng tôi có ít người hơn và nhiều tài nguyên hơn, nhưng chúng tôi vẫn nhập khẩu phần lớn hải sản của mình - nuôi cá hiếm khi là lựa chọn mang lại giá trị gia tăng cao nhất (tức là tạo thu nhập) trong một nền kinh tế có quy mô lớn của một lục địa,” Nikolik nhận xét.

Tuy vậy, đối với thị trường thủy sản nội địa Trung Quốc với con cá chép và cá rô phi vẫn có khả năng tăng mạnh. 

“Mỗi năm, Trung Quốc sản xuất 1,5 triệu tấn cá rô phi. Nếu so với 10 năm trước, 90% sản lượng trong số đó sẽ được xuất khẩu. Nhưng với giai đoạn hiện nay, chỉ có 20% được xuất khẩu và họ chấp nhận nhập khẩu cá thịt trắng từ thị trường Việt Nam. Do đó, họ hiện là nhà nhập khẩu ròng. Chính sách tự cung tự cấp có thể là chính sách của chính phủ Trung Quốc ở một mức độ nào đó. Nhưng có vẻ như việc trở thành một nhà xuất khẩu thủy sản ròng thì không,” ông nói.

CáTrung Quốc, EU và Mỹ là ba nền kinh tế thủy sản lớn nhất thế giới. Ảnh: thefishsite.com

Ý nghĩa toàn cầu

Nếu như Trung Quốc thực hiện mô hình giống với Hoa Kỳ và Châu Âu. Nikolik cũng rất quan tâm đến việc đánh giá tác động đó. 

Nikolik đưa ra dự đoán: “Vấn đề trên tạo ra những cơ hội to lớn trên phạm toàn cầu. Tại thời điểm năm 2017, xuất khẩu thủy sản ròng của Trung Quốc đạt 11 tỷ đô. Và hiện tại, chúng đang ở mức tăng trưởng âm.

Điều đó có thể lý giải rằng, trong vòng 5 năm tới, các quốc gia khác đã chiếm được thị trường 11 tỷ đô đó. Nếu vẫn tiếp tục xu hướng này, thì Trung Quốc hiển nhiên trở thành nhà nhập khẩu ròng thủy sản là 11 tỷ USD trong 5 năm tới. Thị phần còn lại của thế giới bao gồm các nhà sản xuất điển hình như: Chile, Na Uy, Ecuador, Việt Nam sẽ có cơ hội đáp ứng nhu cầu đó”.

“Như vậy, chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa. Châu Âu và Mỹ hiện đang có tổng thâm hụt thương mại thủy sản hàng năm rơi vào 53 tỷ USD. Mặc dù là các quốc gia có nhiều diện tích biển hơn, dân số ít hơn và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cũng ít hơn so với Trung Quốc.

Song, có khả năng Trung Quốc sẽ tuân theo các thông số sản xuất và mức tiêu thụ giống như Châu Âu và Hoa Kỳ và – nếu họ làm vậy – ai có thể sản xuất thêm 50 tỷ đô la hải sản? Ngay cả Na Uy cũng chỉ xuất khẩu ròng 15 tỷ USD,” ông chỉ ra.

Tất cả là xu hướng mà Nikolik dự đoán lần đầu tiên vào đầu năm 2018, trong một báo cáo có tên China’s Changing Tides và ông rất hài lòng với dự báo của mình, bởi vì chúng dường như đã được chứng minh. Ông cũng đã nhấn mạnh vấn đề, rằng đây cũng có thể là cơ hội lớn đối với các nước có khả năng xuất khẩu thủy sản trong năm tới.

Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ với cá hồi, tôm, cá thịt trắng nước ngọt có khả năng tăng trưởng cao vượt bậc. Nhu cầu với các loài thủy sáng khác cũng tăng lên theo mức nhất định.

Đăng ngày 16/05/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 18:57 07/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 18:57 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 18:57 07/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 18:57 07/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:57 07/12/2024
Some text some message..