Thị trường Mỹ
+ Kết quả công nhận sơ bộ về Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA
+ Kết quả các kì xem xét hành chính 14 và 15 có nhiều khả năng đạt mức thấp so với POR 13
+ Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc giúp Việt Nam hưởng lợi từ thuế quan
+ Các rào cản thương mại và kĩ thuật đã giảm bớt áp lực lên các DN xuất khẩu cá tra
+ Tiếp tục là thị trường XK lớn nhất cá tra Việt Nam
+ Tác động tích cực lên các thị trường khác đặc biệt là EU và Trung Quốc khi chứng minh được ngành cá tra Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát theo qui định và tiêu chuẩn của USDA
Khó khăn nhất đối với thị trường Mỹ là các rào cản thương mại và kĩ thuật. Có thể thấy năm 2018 và 2019 áp lực này có thể giảm lên các DN xuất khẩu cá tra vào thị trường này
Dự báo năm 2019, thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường XK lớn nhất tiêu thụ cá tra Việt Nam khi sản phẩm cá tra ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Sự tăng trưởng của thị trường Mỹ cũng tạo uy tín cho ngành cá tra đặc biệt tại thị trường EU khi chứng minh được hệ thống kiểm soát và quản lý ATVSTP của Việt Nam tương đương với của Mỹ.
Thị trường Trung Quốc - Hồng Kông
Từ năm 2015 đến 2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong tăng trưởng liên tục 30 - 88% .
Năm 2017, Trung Quốc lần đầu tiên đã trở thành thị trường XK cá tra lớn nhất Việt Nam khi các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu gặp hàng loạt các thách thức từ thuế chống bán phá giá, Đạo luật Farm Bill của Hoa Kỳ, truyền thông bôi bẩn ở một số nước EU. Tiếp tục đà tăng trưởng ổn định này, năm 2018 kim ngạch XK vào Trung Quốc đạt 528 triệu USD tăng 28%.
+ Nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao: cá tra có mặt ở hầu hết các phân khúc từ bình dân đến cao cấp trong siêu thị đến nhà hàng, khách sạn
+ Thuế nhập khẩu cá tra điều chỉnh giảm khoảng 3-4% tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại 2 nước.
Từ ngày 1/7/2018, thuế NK cá tra vào thị trường Trung Quốc đã được điều chỉnh giảm khoảng 3 - 4%. Cụ thể, thuế NK philê cá tra đông lạnh giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh giảm từ 12% xuống 7%. Đây được nhìn nhận là yếu tố thuận lợi tạo thêm cơ hội để DN đẩy mạnh XK cá tra sang Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc: các thách thức
+Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc gia tăng kiểm soát chất lượng cá tra như tăng trọng, mạ băng, hóa chất, kháng sinh…
+ Quản lý thương mại biên mậu còn lỏng lẻo tăng rủi ro đếnuy tín, chất lượng sản phẩm cá tra tại Trung Quốc và quốc tế.
+ Phát triển nuôi cá tra với giá thành rất cạnh tranh.
Thị trường EU
+ Nhu cầu lớn để phát triển sang các thị trường Trung và Đông Âu.
+ Lợi thế về nguồn nguyên liệu cá tra đạt chuẩn ASC.
+ Cơ hội lớn khi Hiệp định EVFTA được thông qua.
+ Quản lý và kiểm soát chất lượng, ATTP sẽ nghiêm ngặt hơn đặc biệt về hóa chất, kháng sinh, môi trường, lao động…
+ Thách thức trong việc giữ vững uy tín, thương hiệu trong trận chiến cá thịt trắng tại EU
Theo Thống kê ITC,gần 51,4 triệu USD sản phẩm cá tra philê đông lạnh được tái xuất trong nội khối EU, trong năm 2017 đó Đức và Ba Lan là những nhà cung cấp cá tra cho các quốc gia Trung và Đông Âu, nơi không có cảng nhập lớn.. Các nước tái xuất chính cá tra là Hà Lan (31 triệu euro), Bỉ (14 triệu euro) và Đức (8 triệu euro) cho thấy khả năng mở rộng thị phần của cá tra sang các nước khác trong khối EU.
Cá tra hiện chiếm 9 % thị phần cá thịt trắng tại EU và luôn bị tấn công do bảo hộ ngành khai thác cá thịt trắng bản địa. Càng hội nhập sâu và thị trường cá thịt trắng EU lại càng cạnh tranh khốc liệt hơn về mọi mặt. Việc quan tâm đến chất lượng, dịch vụ hậu mãi, uy tín trong thương mại sẽ tạo niềm tin cho khách hàng và người tiêu dùng.
ASEAN
Thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của cá tra Việt Nam là ASEAN cũng đang trên đà tăng trưởng thuận lợi với giá trị tăng 41%.3 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Thái Lan, Singapore và Philippines có giá trị tăng lần lượt 48,8%; 20% và 32% . Thái lan chiếm 36,8% tổng giá trị XK sang cả khu vực. Đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng để khai thác nhiều loại sản phẩm từ cá tra khác nhau.
Các cơ hội chính năm 2019
+ Khả năng tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ khi tận dụng cơ hội cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung.
+ Trong 2 năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường rộng lớn và tiềm năng.
+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cú hích cho phát triển cá tra tại EU.
+ Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ.
+ Trong 2 năm tới, dự báo Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn và đa dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp cá tra sang thị trường này. Bên cạnh nhu cầu nhập khẩu cá thịt trắng cho tiêu thụ nội địa, thị trường này còn nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu cá thịt trắng.
+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể được phê duyệt vào đầu năm 2019. Nếu EVFTA được phê duyệt, thuế nhập khẩu sẽ được giảm từ mức hiện tại 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá philê đông lạnh và từ 7% xuống 0% trong 7 năm đối với cá philê đã chế biến. Ngoài ra việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bằng chất lượng, chú ý đến các sản phẩm giá trị gia tăng cao và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thay vì cạnh tranh bằng giá cả đang giúp cá tra Việt Nam lấy lại thiện cảm tại thị trường này.
Đề xuất và kiến nghị năm 2019
1. Quản lý chất lượng, ATVSTP
+ Tiếp tục thắt chặt quản lý chất lượng cá tra theo đúng Thông tư 27 về Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.
+ Tăng cường quản lý nghiêm về thuốc thú ý, chất xử lý môi trường…
+ Chấn chỉnh hoạt động thương mại qua đường biên mậu sang Trung Quốc tránh gian lận thương mại.
2. Giá xuất khẩu
+ Năm 2018 đã xác lập mặt bằng giá XK mới và được các thị trường chấp nhận.
+ Đồng lòng và nỗ lực giữ giá XK cao với sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn năm 2019.
+ Tăng cường liên kết giữa người nuôi & doanh nghiệp để ổn định thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Xây dựng thương hiệu cá tra
+ Thương hiệu cá tra của Indonesia.
+ Sự cần thiết và tầm quan trọng xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.
+ Nguồn kinh phí lâu dài cho chiến lược truyền thông và tiếp thị ngành cá tra.
Bài trình bày của Bà Trương Thị Lệ Khanh, Ủy viên BCH Hiệp hội, Chủ tịch HĐQT VINH HOAN CORP tại “Hội nghị Triển khai kế hoạch XK Thủy sản năm 2019”