Xuất khẩu nghêu lụa ngưng trệ do "kẹt" giấy phép khai thác

Thời gian qua, rào cản từ ngành chức năng đã phát sinh nhiều vấn đề khiến doanh nghiệp (DN) và ngư dân gặp khó trong khai thác, xuất khẩu nghêu lụa…

khai thác nghêu
Khai thác, xuất khẩu nghêu lụa, sò lông ở Kiên Giang đang gặp khó khăn - Ảnh: Công Hân

Phương tiện nhỏ, không cấp phép

Năm 2004, Uỷ ban Liên minh châu Âu công nhận vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ven bờ TX.Hà Tiên và H.Kiên Lương (Kiên Giang) đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Nhưng gần đây, các DN chế biến xuất khẩu nghêu lụa, sò lông ở đây gặp khó khăn do không được đơn vị chức năng thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc khai thác chủ yếu là phương tiện công suất 20 CV, không được cấp phép.

Theo quyết định số 18/2011-UBND, ngày 7.4.2011 của UBND tỉnh Kiên Giang, những phương tiện nói trên không thuộc phạm vi đăng kiểm cấp giấy phép hành nghề của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, mà do UBND huyện quản lý, cấp giấy phép khai thác. Tuy nhiên, ngày 3.12.2013, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang ban hành công văn số 72 với nội dung: việc cấp giấy phép khai thác nghêu lụa, sò lông trên địa bàn tỉnh đối với các tàu công suất từ 20 CV đến dưới 90 CV không thuộc thẩm quyền của UBND huyện như trước đây mà thuộc thẩm quyền của Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sự thay đổi về thủ tục hành chính này dẫn đến lãng phí thời gian, chi phí đi lại của bà con ngư dân để xin giấy phép khai thác. Nhiều phương tiện chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động khai thác bán cho nhà máy chế biến dẫn tới số sản phẩm này không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ và không thể xuất sang châu Âu. Từ đó, lượng hàng tồn kho lớn, DN có nguy cơ bị phạt vì vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, nhiều phương tiện chưa có giấy phép khai thác phải tạm ngưng hoạt động nên nhiều DN đã ký hợp đồng bán sản phẩm cho đối tác nước ngoài nhưng không có nguyên liệu chế biến.

Nguy cơ tồn hàng 

Ông Trương Văn Thắng, DNTN Bích Thắng (xã Bình An, H.Kiên Lương), cho biết DN đang thu mua mặt hàng nghêu lụa từ 120 - 150 tấn/ngày, nhưng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bắt buộc các phương tiện phải có giấy phép khai thác thì mới cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Trong khi đó, số ghe nhỏ đang khai thác nghêu lụa trên địa bàn chiếm đến 90%, bà con ngư dân không đủ điều kiện đăng ký xin cấp giấy phép khai thác hợp pháp. Mặt khác, DN đã vay ngân hàng cho ngư dân mượn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị, sửa chữa phương tiện, máy móc để khai thác đánh bắt, nhưng không thu mua được sản phẩm nghêu lụa của bà con nên thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Công ty TNHH MTV Tiến Triển (H.Kiên Lương) cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ông Nguyễn Thành Sơn, đại diện công ty này, cho biết công ty thu mua nghêu lụa tại khu vực xã Bình An (H.Kiên Lương) của hơn 70 hộ dân, với trên 100 phương tiện khai thác nhỏ và thô sơ không đăng ký cấp phép nên đơn vị không được chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đến nay đã thu mua hơn 1.500 tấn, nhưng chưa xuất khẩu được.

Theo ông Trần Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND H.Kiên Lương, trước mắt huyện đề nghị Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho các DN chế biến xuất khẩu nghêu lụa, sò lông thu mua của ngư dân để giải quyết hàng tồn đọng. Tiếp tục cho huyện quản lý, cấp giấy phép cho các phương tiện khai thác như trước đây để ngành nghề này hoạt động ổn định.

Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị giải quyết, tháo gỡ khó khăn, bất cập này để sản phẩm nghêu lụa tiếp tục xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Cụ thể là cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm tồn kho của DN có đủ bằng chứng chứng minh đã mua nghêu lụa, sò lông từ vùng biển Kiên Giang và đang trong thời gian được phép thu hoạch; tiếp tục giao cho UBND cấp huyện thực hiện cấp giấy phép khai thác nghêu lụa, sò lông. Hướng dẫn cơ quan chuyên môn ngành dọc cấp huyện trong việc làm thủ tục cấp giấy phép và ghi nhật ký khai thác nghêu lụa, sò lông.

Báo Thanh Niên, 08/04/2014
Đăng ngày 09/04/2014
Minh Khoa
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 21:45 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 21:45 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 21:45 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:45 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 21:45 23/12/2024
Some text some message..