Xuất khẩu thủy sản - Chưa hết khó khăn

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong 5 tháng đầu năm 2013 khi phải đối mặt hàng loạt rào cản thương mại như thuế chống phá giá vào thị trường Mỹ tăng gấp hàng chục lần; Nhật Bản, Hàn Quốc kiểm tra gắt gao dư lượng hợp chất trifluralin hóa học trên tôm và nhu cầu nhập khẩu thủy sản của một số thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ… đều giảm mạnh.

Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Mai Vy
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Mai Vy

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2013 đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều giảm từ 2-6% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết, việc trong tháng 4 vừa qua, Nhật Bản dỡ bỏ quy định kiểm tra dư lượng trifluralin đối với 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp (DN) bớt căng thẳng. Tại một số thị trường mới như Trung Quốc, Thái Lan... nhu cầu nhập khẩu có dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, các DN xuất khẩu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn như thuế chống bán phá giá cá tra tại thị trường Mỹ chưa có hồi kết; dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp với gần 50.000ha tôm bị bệnh; giá thu mua nguyên liệu bấp bênh, sản xuất không có lãi khiến một bộ phận nông dân phải "treo ao"... Năm tháng đầu năm 2013, nuôi trồng thủy sản (NTTS) cả nước đạt 992 nghìn tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2012 khiến cho việc thu mua nguyên liệu của các DN khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, thông tin cảnh báo về dư lượng hóa chất trong thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường mới vẫn còn cao, không những làm giá trị xuất khẩu giảm mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ngành thủy sản nước ta. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (NAFIQAD) Nguyễn Như Tiệp cho biết, mặc dù các ngành chức năng đã đẩy mạnh việc khuyến cáo người dân không được sử dụng chất cấm trong NTTS nhưng trên thực tế, một số cơ sở vẫn lén lút sử dụng. Trong tháng 4-2013, các ngành chức năng đã phát hiện hai mẫu cá tra và một mẫu cá lóc ở tỉnh Trà Vinh nhiễm dư lượng enrofloxacin. Thời gian qua, Cơ quan Thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) còn phát hiện trong sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này có 103 lô hàng có dư lượng chất fluoroquinolones; Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Australia (DAFF) cũng phát hiện 39 lô hàng thủy sản Việt Nam nhiễm dư lượng fluoroquinolones...

Theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, mặc dù nhu cầu nhập khẩu thủy sản của một số thị trường có dấu hiệu phục hồi trở lại nhưng các DN vẫn cần nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của từng thị trường để định hướng xuất khẩu cho phù hợp, trong đó chú trọng đầu tư vào nâng cao chất lượng. Các DN cần đổi mới công nghệ sản xuất cũng như nâng cấp các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà máy chế biến, kho bảo quản và kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào. Các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc khuyến cáo người dân không sử dụng hóa chất trong NTTS để bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, dự báo hết quý II năm nay xuất khẩu thủy sản sẽ khởi sắc vì nhu cầu sử dụng thực phẩm vào dịp cuối năm sẽ tăng cao. Vì vậy, ngoài các thị trường truyền thống, các DN nên mở rộng tìm kiếm thị trường mới thông qua các kỳ hội chợ thủy sản quốc tế hằng năm; đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ với công ty nước ngoài, tăng cường trên cả hai phương diện từ việc xuất khẩu sản phẩm lẫn nhập khẩu trang thiết bị công nghệ. Để phát triển bền vững, các hộ nuôi trồng cũng như DN cần đẩy mạnh việc áp dụng nuôi theo phương thức an toàn sinh học, bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hà Nội mới
Đăng ngày 29/05/2013
ngọc quỳnh
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 02:24 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 02:24 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 02:24 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 02:24 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:24 20/11/2024
Some text some message..