Xuất khẩu thủy sản: lánh khó, tìm dễ không phải là giải pháp

Bỏ thị trường xa, truyền thống chỉ vì tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn để quay lại những thị trường gần, dễ tính là giải pháp quá dễ. Về lâu dài, đây là giải pháp tiềm ẩn rủi ro khó lường!

Xuất khẩu thủy sản: lánh khó, tìm dễ không phải là giải pháp
Hình minh họa. Nguồn Internet

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản cho thấy thực tế doanh nghiệp (DN) đang bỏ dần thị trường truyền thống xa xôi như EU, Mỹ để quay về khu vực gần là châu Á, trong đó Trung Quốc (TQ) chiếm đa số. Đây có phải là cách tiếp cận khôn ngoan?

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa mới thống kê kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thuỷ sản tháng 8/2017 đạt 749 triệu USD. Như vậy, luỹ kế 8 tháng đầu năm, thuỷ sản mang về 5,13 tỉ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, Mỹ, Nhật, TQ và Hàn là bốn thị trường nhập khẩu chiếm tới 55,6% giá trị. Riêng TQ, 8 tháng đầu năm nhập khẩu tăng 57,2%…
Không phải đến hơn nửa chặng đường xuất khẩu năm nay thị trường TQ mới trở thành tâm điểm của ngành thuỷ sản, mà cách nay hai ba năm, con cá, con tôm, hải sản đã được DN ồ ạt bán sang đây rồi. Tại sao vậy? Vì thị trường hơn tỉ dân này có nhu cầu lớn hơn bất cứ nơi nào. Đường đi cũng gần hơn bán sang EU, Mỹ. Thói quen tiêu dùng dễ tính, giá cả phù hợp, thanh toán nhanh… Nói tóm lại, TQ là thị trường đang hấp dẫn DN thuỷ sản.

Chỉ có điều, theo thống kê, việc cán cân giá trị đang nghiêng hẳn sang TQ là đáng lo ngại. Ông Năm Hà, một Việt kiều ở New Orleans, bang Louisiana vừa về Việt Nam dự Vietfish 2017 (diễn ra ngày 29/8), thông tin con cá tra đang là hàng hiếm tại Mỹ. Là vì sau 2/8, chính quyền Mỹ áp dụng luật Nông trại, kiểm tra 100% lô hàng cá tra từ Việt Nam, khiến tình hình xuất khẩu khó hơn, chi phí đội lên rất nhiều. Trước đây, nếu như các lô hàng tới cảng Mỹ liền được hải quan thông quan, nay, cơ quan chức năng buộc phải đưa vào kho, chờ lấy kết quả kiểm tra. Trường hợp nào “hên” lắm, không bị lấy mẫu thì cũng phải USDA đóng dấu lên bao bì, thời gian chờ khá lâu, tốn chi phí kho bãi. Đổi lại, theo ông Năm Hà, các thủ tục ngặt nghèo lại đang tạo ra tình trạng khan hàng, giá tăng lên hơn 4 USD/kg, thay vì chỉ có dưới 3 USD như trước.

Giá cá tra xuất vào Mỹ cao, tăng đột biến là hợp lý, bởi theo phân tích của DN, phải gánh tất cả các chi phí tăng thêm khi Mỹ áp dụng kiểm tra 100% lô hàng. Ngoài chi phí tại Việt Nam, nếu kiểm tra 100% thì người tiêu dùng Mỹ phải trả thêm phí kiểm định mẫu, phí lưu kho, phí trễ đơn hàng và có khi, cả phí rủi ro hàng bị trả về. Nước Mỹ muốn an toàn thì họ phải trả thêm tiền, đó là lẽ thường. Chúng ta cũng đừng lo lắng con cá tra sẽ khó cạnh tranh khi phải “cõng” một khối chi lớn như vậy, bởi ngoài con cá tra, Mỹ cũng đồng thời áp dụng kiểm soát với tất cả các sản phẩm thuỷ sản, thực phẩm của các nước. Chi phí “đội” lên là như nhau. Hơn nữa, cá tra vào Mỹ mấy chục năm nay, đã định hình phân khúc tiêu dùng trong lòng nước Mỹ, giờ muốn thay đổi cũng không dễ.

Nhiều DN thừa nhận xuất khẩu cá tra vào Mỹ nếu “lọt” được container nào thì sẽ lời khủng khiếp nhưng bù lại, phải gánh rủi ro vô cùng lớn. Rủi ro đến từ dư lượng kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu, sai quy cách độ ẩm, bao bì… Chính vì vậy, thay vì đánh cược với may rủi, nhiều DN buộc phải chọn lựa giải pháp an toàn: giảm sản lượng xuất khẩu. Nhưng bằng kinh nghiệm nhiều năm buôn bán cá tra tại Mỹ, ông Năm Hà khẳng định rằng, nếu DN thấy khó khăn trước mắt mà buông thị trường Mỹ là sai lầm, bởi không gì thì Mỹ vẫn là thị trường minh bạch và sòng phẳng.

“Minh bạch là chất lượng hàng hoá phải rõ ràng, công khai, đáp ứng các tiêu chuẩn. Còn sòng phẳng là khi hàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì thị trường sẽ trả giá cao hơn”, ông Năm Hà phân tích.

xuất khẩu cá tra, thị trường cá tra, tiêu chuẩn kiểm tra, lô hàng cá tra, chỉ tiêu kiểm tra cá tra, xuất khẩu thủy sản,

Hội chợ Vietfish 2016 chứng kiến làn sóng thương nhân Trung Quốc đổ xô sang vét thủy sản “tận đáy nồi”, xu hướng năm nay cũng không khác.

Thực vậy, mặc dù thị trường TQ đang có sức hút ghê gớm đối với con cá tra, nhưng giá bán lại thấp hơn gần một nửa so với Mỹ. Nếu như Mỹ kiểm tra các chỉ tiêu kháng sinh, dư lượng thuốc trừ sâu ở giới hạn phần tỉ, thì TQ hầu như không đả động gì đến. Mỹ cũng quy định độ ẩm không vượt quá 86% thì có phân khúc, như cá philê, TQ cho phép cao hơn và vô tư… quay tăng trọng. Xuất hàng vào Mỹ sau ngày 2/8, DN còn bị ràng buộc bởi các quy định bao bì, nhãn mác…, còn TQ có thể làm theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu.

Giám đốc một DN xuất khẩu cá tra cho biết, bán hàng vào Mỹ, EU khó bao nhiêu thì sang TQ dễ bấy nhiêu. Cũng vì lối suy nghĩ này, nên hiện có khá nhiều DN trước đây vẫn coi Mỹ, EU là thị trường truyền thống, nay cũng đặt thêm trọng tâm phát triển thị trường TQ. Hồi tháng 5, Vĩnh Hoàn, công ty nắm thị phần xuất khẩu cá tra hàng đầu, có hơn 50% doanh số tại Mỹ, nhưng trong báo cáo tại đại hội cổ đông cũng nêu mục tiêu tăng doanh số hơn 60% tại thị trường TQ trong năm 2017. Đến hết tháng 4/2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tại TQ đã chiếm 8% tổng doanh số, cho thấy công ty này đang quay lại TQ khá mạnh mẽ.

Bỏ thị trường xa, truyền thống chỉ vì tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn để quay lại những thị trường gần, dễ tính là giải pháp quá dễ. Về lâu dài, đây là giải pháp tiềm ẩn rủi ro khó lường!

Theo TGTT
Đăng ngày 01/09/2017
Bảo Anh
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 10:21 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 10:21 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 10:21 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:21 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 10:21 18/06/2025
Some text some message..