Xuất khẩu thủy sản sang Nga: Vì sao ít doanh nghiệp đủ điều kiện?

Doanh nghiệp thủy sản đang kỳ vọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Tuy nhiên, những quy định của thị trường này có khác biệt so với những thị trường Mỹ, EU... đang khiến doanh nghiệp "nản".

mực
Thủy sản sẽ được áp dụng thuế suất 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Ảnh internet.

Đối tác chưa thiện chí?

Sau 2 năm đàm phán, Việt Nam và EAEU đã chính thức được ký kết vào cuối tháng 5-2015. Một nội dung quan trọng của Hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Tại cuộc tọa đàm “FTA Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu: Để doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội” ngày 19-8, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, đây là cơ hội để doanh nghiệp thủy sản có thể tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nga cũng như các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu. Trên thực tế, khi chưa có FTA, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nga chỉ mỗi năm chỉ đạt 106 -110 triệu USD.

Tuy nhiên, ông Nam cho biết, hiện nay việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EAEU gặp khó với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) do theo yêu cầu của Nga chưa minh bạch khiến doanh nghiệp liên tục phải điều chỉnh hoặc nỗ lực lớn để xuất khẩu sang Nga.

Ông Nam cho biết, số doanh nghiệp được chấp nhận xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với nhu cầu doanh nghiệp đăng ký với Bộ NN&PTNT. Hiện mới chỉ có 30 doanh nghiệp được chấp nhận xuất khẩu sang thị trường Nga.

Điều này chứng tỏ rằng “cánh cửa đã mở nhưng không phải dễ vào”, ông Nam nói.

Phân tích rõ hơn, ông Nam cho hay, thời gian qua, doanh nghiệp và Bộ NN&PTNT đã nỗ lực để đáp ứng yêu cầu của Nga nhưng mong đợi và phản hồi thì có sự chậm pha, khoảng cách lớn.

Ví dụ, vào tháng 9-2014, Bộ Công Thương tổ chức cuộc hội thảo xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Nga. Vị Đại diện Nga thể hiện tinh thần hợp tác khi nói rằng các ngành gửi danh sách doanh nghiệp có nhu cầu để họ tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga. Ngay sau đó, Vasep đã tổng hợp được 60 doanh nghiệp có nhu cầu từ lâu và gửi danh sách này cho Bộ Công Thương cũng như Bộ NN&PTNT để gửi cho phía Nga, song phản hồi không nhiều.

“Doanh nghiệp xác định Nga là thị trường tiềm năng lớn trong tương lai, với sức tiêu thụ lớn bởi nông sản, thủy sản Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp. Đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp khi FTA được ký kết, nhất là khi Việt Nam là nước đầu tiên ký hiệp định với khối Liên minh. Chúng tôi mong rằng, những bất cập này sớm được giải quyết để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường Nga”, ông Nam đề xuất.

Thị trường với quy định khác biệt

Chia sẻ với ý kiến của vị đại diện VASEP, ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho hay, TBT và SPS là vấn đề mà Bộ Công Thương cũng như các hiệp hội ngành hàng có sự quan tâm nhiều khi đàm phán. Do vậy, đoàn đàm phán đã phối hợp, làm việc với phía Nga cũng như EAEU làm sao có giải pháp tăng cường thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp đối với các quy định của EAEU chưa được tốt lắm.

“Chúng ta quen xuất khẩu sang thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… có quy định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao nhưng lại khác biệt so với thị trường này”, ông Minh nhận định.

Hiện các nước trong EAEU sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng kế thừa quy chuẩn của Liên Xô cũ nên khi đàm phán chương về TBT và SPS dựa trên nguyên tắc của WTO hai bên đã cố gắng để tạo thêm môi trường minh bạch, thông thoáng.

Theo quy định của EAEU, khi một quốc gia có hệ thống quản lý chất lượng tương đương hoặc bằng các nước trong khối liên minh thì doanh nghiệp được cơ quan quản lý xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu.

Điều này lý giải vì sao số lượng doanh nghiệp Việt Nam được xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang EAEU còn thấp.

“Quy trình kiểm tra của những nước này rất chặt chẽ dựa trên quy trình kiểm soát chất lựng từ nuoi trồng, vận chuyển, cơ sở chế biến, vận chuyển đi xuất khẩu. Nếu chưa đạt thì họ chưa chấp nhận”, ông Minh cho hay.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc chấp nhận cho doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga cũng như EAEU sẽ có dấu hiệu tích cực hơn khi Nga đã mời Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và nghề muối sang hợp tác về nông lâm thủy sản.

Khuyến cáo tới doanh nghiệp, ông Minh cho biết thêm, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chú ý đến vấn đề đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu bởi phía đối tác phàn nàn rằng, hàng Việt Nam lúc đầu chất lượng xuất khẩu rất tốt nhưng sau đó không được như ban đầu. 

Báo Hải Quan, 19/08/2015
Đăng ngày 23/08/2015
Phan Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:04 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:04 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:04 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 12:04 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 12:04 26/11/2024
Some text some message..