Xuất khẩu thủy sản: Tín hiệu lạc quan trong những tháng cuối năm 2012

Sau thời gian dài gặp khó khăn, hiện tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản đang có dấu hiệu hồi phục tích cực. Giá các mặt hàng thủy sản như: tôm, cá tra bắt đầu tăng, với những tín hiệu tốt từ phía thị trường, ngành thủy sản đang kỳ vọng, xuất khẩu những tháng cuối năm 2012 sẽ tăng tốc mạnh.

che bien xuat khau
Chế biến cá tra ở nhà máy.

Tín hiệu lạc quan

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2012 đã đạt 18,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Riêng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2012 đạt 4 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Đáng chú ý là mặt hàng tôm và cá tra hiện đang bắt đầu tăng tốc, mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, nhưng mặt hàng tôm Việt Nam vẫn được đánh giá cao về chất lượng, do vậy cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đã vượt con số 1 tỷ USD. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) dự báo, giá trị xuất khẩu các mặt hàng tôm của Việt Nam trong quý III/2012 sẽ đạt khoảng 690 triệu USD, tăng 19% so với quý II/2012, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 9 tháng năm 2012 lên 1,7 tỷ USD.

Về mặt hàng cá tra, từ đầu năm đến nay, sản xuất và xuất khẩu cá tra bị chi phối mạnh bởi hai yếu tố thiếu vốn và sự sụt giảm của thị trường, do đó, xuất khẩu còn khá trầm lắng, tuy nhiên, từ cuối quý II/2012, xuất khẩu mặt hàng thủy sản này đã khởi sắc trở lại. Tính từ đầu năm đến ngày 15/8, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, từ nay đến cuối năm là thời điểm các nhà nhập khẩu tăng cường nhập cá tra để phục vụ dịp Noel và đón năm mới 2013, do đó giá trị xuất khẩu cá tra trong quý IV/2012 dự báo sẽ đạt mức cao nhất so với các tháng trong năm. Dự báo giá trị xuất khẩu cá tra trong quý IV sẽ tiếp tục tăng, đạt khoảng 480 triệu USD, tăng khoảng 12% so với quý II/2012.

Xuất khẩu cá ngừ cũng đã và đang có dấu hiệu khởi sắc, tuy giá trị xuất khẩu không lớn như hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra nhưng cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khối lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 sẽ tăng cao do sản lượng cá ngừ khai thác nội địa khá, đặc biệt là ở một số địa phương như: Bình Định hiện đã khai thác đạt trên 7.000 tấn, Phú Yên hơn 6.000 tấn….

Ngoài ra, một số sản phẩm thủy sản khác như mực, bạch tuộc; nhuyễn thể; cua, ghẹ... cũng đã và đang dần có sự có sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu. Cũng theo Vasep với tình hình thị trường, nguyên liệu và sự chuyển biến của một số yếu tố nội tại trong nước, dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý III/2012 sẽ khả quan, với mức tăng trưởng trung bình là 17%, đạt khoảng 1,84 tỷ USD (quý II đạt 1,567 tỷ USD), tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 tháng đầu năm 2012 lên trên 4,7 tỷ USD. Như vậy, với những thuận lợi đang diễn ra, mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD thủy sản trong năm 2012 có khả năng sẽ hoàn thành.

Về thị trường, Vasep cũng cho biết, thị trường Châu Âu vẫn đang là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam. Nhưng thị trường này sẽ chưa có chuyển biến nhiều ngay trong quý III này, sức mua vẫn chưa cao. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản với rào cản Ethoxyquin chưa được giải quyết sớm, cộng với nguồn cung thế giới có được trong quý III sẽ tác động khiến sức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này chững lại.

Tuy nhiên, thị trường lớn nhất là Mỹ và các thị trường tiềm năng như: Hàn Quốc, Australia, Mexico, khối ASEAN, và Trung Quốc…vẫn đang tiếp tục có nhu cầu lớn và gia tăng nhập khẩu từ nguồn cung Việt Nam. Do vậy, đây tiếp tục là cơ hội tốt để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và về đích sớm trong năm 2012.

Tăng cường các giải pháp để về đích thắng lợi

Mặc dù có nhiều tín hiệu khả quan đối với xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm 2012, song trên thực tế vẫn còn nhiều thách thức cần tháo gỡ. Đó là rào cản Ethoxyquin chưa được giải quyết. Theo Vasep, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản vẫn thực hiện việc kiểm tra dạng giám sát và giữ nguyên mức giới hạn cho phép là 0,01ppm đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc giữ nguyên mức mặc định rất thấp chỉ có 0,01ppm của Ethoxyquin sẽ tiếp tục là trở ngại lớn đối với sản phẩm tôm của Việt Nam. Ngoài ra, những rào cản phi thuế của thị trường EU; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn chậm; hoạt động xúc tiến thương mại không mang lại được hiệu quả như mong muốn; những quy định chặt chẽ hơn về giới hạn của các chất tồn dư như: Trifluralin, các chất kháng sinh... đang là thách thức lớn đối với ngành thủy sản.

Tuy nhiên, với chiều hướng tích cực hiện nay, cộng với sự hỗ trợ của Chính phủ về gói giải cứu, giãn nợ, điều chỉnh lãi suất… đang là động lực cho các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, nỗ lực về đích với chỉ tiêu 6,5 tỷ USD, vượt con số 6,1 tỉ USD trong năm 2011.

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, hiện ngành thủy sản đã và đang tìm kiếm và chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường mới tiềm năng, đặc biệt là thị trường châu Á. Bên cạnh đó, ngành đang tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng…

Cùng với đó, ngành thủy sản cũng nỗ lực đưa ra các giải pháp để hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp và người dân nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nguyên liệu thủy sản và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu phục vụ xuất khẩu; Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoà để có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản.

Ngoài ra, để ngành phát huy hơn nữa thế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của, tạo vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường thế giới, ngành thủy sản đang tiếp tục chú trọng việc tiếp cận, cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác; khuyến khích các doanh nghiệp đánh giá đúng khả năng sản xuất và có định hướng xuất khẩu rõ ràng, tận dụng tối đa các lợi thế vẫn được coi là thế mạnh của doanh nghiệp.... Có như vậy, ngành thủy sản Việt Nam mới thực sự phát triển bền vững, tạo động lực cho sự phát triển của những năm tiếp theo.

ĐCSVN
Đăng ngày 13/09/2012
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 23:49 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 23:49 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 23:49 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 23:49 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 23:49 18/02/2025
Some text some message..