Xuất khẩu tôm dễ đạt mục tiêu 2,5 tỷ USD

Từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình xuất khẩu chung của cả nước gặp nhiều khó khăn, nhưng mặt hàng tôm lại có những bứt phá đầy ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Truong Dinh Hoe
Ông Trương Đình Hòe

Đặc biệt, việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công nhận các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam không bán phá giá, đây được coi là một lợi thế để doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc xuất khẩu trong những tháng còn lại, vượt mục tiêu phấn đấu 2,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu tôm  trong năm nay.

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) về vấn đề này.

PV: Xin ông cho biết tình hình xuất khẩu tôm thời gian qua cũng như nhận định khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra cho năm 2013?

Ông Trương Đình Hòe: Xuất khẩu thủy sản của nước ta 9 tháng qua đạt khoảng 4,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm khả năng đạt xấp xỉ 2 tỷ USD.
Như vậy có thể đánh giá rằng, năm 2013 doanh số xuất khẩu tôm có thể đạt 2,5 tỷ USD. Đây có thể nói là con số khá bất ngờ, bởi ngay tư đầu năm các doanh nghiệp chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu tôm bằng mức xuất khẩu của năm ngoái, là 2,3 tỷ USD.

Tuy nhiên do thay đổi của thị trường, đặc biệt là một số nước xuất khẩu tôm chủ lực có dấu hiệu sụt giảm về sản lượng do dịch bệnh. Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh tôm ngay từ đầu năm, nên có nhiều cơ hội xuất khẩu tôm trong năm nay.

PV: Đối với các thị trường xuất khẩu tôm hiện nay của Việt Nam, theo ông cần khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu vấn đề gì ?

Ông Trương Đình Hòe: Thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất hiện nay của Việt Nam và Nhật Bản. Đây là thị trường thường xuyên của tôm Việt Nam. Trong một vài năm gần đây nhu cầu của các thị trường này về tôm của Việt Nam gia tăng đáng kể do nguồn cung từ các nước khác giảm sút.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải cẩn thận; đồng thời cập nhật thông tin. Bởi có thể ngành tôm Thái Lan sẽ phục  hồi sớm nguồn cung so với dự kiến.

Trước đây, ngành tôm Thái Lan dự đoán sản lượng giảm khoảng 50%, nhưng đến nay họ thông báo nguồn nguyên liệu chỉ giảm khoảng 30%, như vậy khả năng phục hồi việc nuôi tôm có những thuận lợi hơn, cũng có thể làm gia tăng nguồn cung. Do vậy các doanh nghiệp hết sức thận trọng trong quá trình đàm phán để có thể đảm bảo được khi giao hàng.

PV: Trong khi các doanh nghiệp đang cố gắng đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, thì lại có thông tin nông dân găm hàng chờ giá. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các đơn hàng đã ký ?

Ông Trương Đình Hòe: Trong thời gian 2 – 3 tháng trở lại đây, có một hiện tượng nổi lên đối với ngành tôm đó là việc thu mua ồ ạt tôm để xuất sang Trung Quốc dưới dạng nguyên liệu tươi, điều này cũng tạo ra cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, bởi người nuôi có tâm lý găm hàng chờ bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc với giá cao hơn.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, sau một thời gian thì hiện nay lượng hàng xuất bán đi Trung Quốc đã giảm mạnh, cũng có thể do thời vụ và nhu cầu bên Trung Quốc giảm mạnh.

Tình hình này nếu người nuôi vẫn tiếp tục găm hàng chờ giá thì sẽ là khó khăn cho các doanh nghiệp có nguồn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Chúng tôi nghĩ rằng, người nuôi cũng có đánh giá đúng, đến thời vụ thì nên thu hoạch và cung cấp cho doanh nghiệp để chế biến xuất khẩu.

Theo những thông tin mới nhất, sang năm, theo ý kiến của Tổng cục Thủy sản thì có thể đưa thời gian vào nuôi tôm thẻ chân trắng sớm hơn so với quy trình hiện nay, để đảm bảo chống được dịch bệnh tôm thẻ chân trắng, như vậy trong thời gian ngắn có thể thiếu hụt về nguyên liệu và sau đó nguồn cung sẽ tốt hơn.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!./.

VOV – Trung tâm tin, 10/10/2013
Đăng ngày 14/10/2013
Hữu Tiến (Thực hiện)
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 02:01 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 02:01 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 02:01 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 02:01 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:01 29/11/2024
Some text some message..