Xuất khẩu tôm lại vấp phải trở ngại lớn ở thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc, thị trường XK tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sẽ áp dụng việc kiểm dịch gắt gao đối với 5 loại bệnh trên mặt hàng tôm đông lạnh XK kể từ ngày 1/4/2017. Quy định mới này sẽ là thử thách vô cùng khó khăn mà ngành tôm của Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới.

chế biến tôm
XK lại đối mặt khó khăn mới ở thị trường chủ lực Hàn Quốc

Muốn XK, phải không dính 5 loại bệnh

Theo Cục Quản lí Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad, Bộ NN-PTNT), ngày 16/2/2017, cơ quan này đã nhận được văn bản về việc Bộ Thủy sản và Hải dương Hàn Quốc đã có thông báo gửi lên Ủy ban về các Biện pháp Vệ sinh ATTP và kiểm dịch động thực vật (gọi tắt là Ủy ban SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự thảo quy định mới về kiểm dịch thủy sản NK. Quyết định mới của Hàn Quốc sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2017.

Theo quy định mới của Hàn Quốc, các mặt hàng tôm ướp lạnh, tôm đông lạnh (trừ tôm đã qua chế biến xử lí nhiệt) và các loại thủy sản sống khai thác tự nhiên XK sang nước này trước khi thông quan sẽ bắt buộc phải thực hiện lấy mẫu kiểm dịch với tần suất giám sát 10% tổng số lô hàng NK.

Năm loại bệnh trên các đối tượng sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng sẽ bị Hàn Quốc lấy mẫu kiểm tra bao gồm: Bệnh đốm trắng (WSD); Taura (TS); đầu vàng (YHD); hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN); bệnh hoại tử cơ (IMN). Quy định mới của phía Hàn Quốc chỉ yêu cầu trên sản phẩm tôm NK phải không bị dương tính với 5 loại bệnh trên, không bắt buộc kiểm tra, giám sát dịch bệnh ở cơ sở nuôi tại Việt Nam.

Hiện nay, XK thủy sản nói chung và tôm nói riêng của Việt Nam sang Hàn Quốc đang được thực hiện theo Thỏa thuận hợp tác về ATTP và Kiểm dịch thủy sản giữa Nafiqad và Cục Quản lí Chất lượng thủy sản Hàn Quốc (NFQS).

Bên cạnh đó, Bộ ATTP và Dược phẩm Hàn Quốc cũng đã chỉ định 6 phòng kiểm nghiệm của Nafiqad là các phòng kiểm nghiệm nước ngoài để kiểm tra các lô hàng thủy sản (bao gồm sản phẩm tôm) của Việt Nam XK vào Hàn Quốc.

Theo đó, các DN của Việt Nam khi XK các sản phẩm tôm vào thị trường này chỉ phải kiểm nghiệm và có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Như vậy theo quy định mới của Hàn Quốc, kể từ ngày 1/4/2017, để XK tôm vào nước này, ngoài giấy chứng nhận về ATTP, các DN của Việt Nam sẽ phải có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản (do phía Việt Nam cấp), đồng thời sẽ phải chịu lấy mẫu giám sát đối với 5 loại bệnh trên tôm với tần suất 10%. Các lô hàng khi kiểm tra bị dính 5 loại bệnh theo quy định của Hàn Quốc sẽ buộc phải tái xuất, các DN xuất khẩu chịu hoàn toàn chi phí cho việc tái xuất này. 

  Khó thay đổi quyết định của Hàn Quốc

Với đặc thù nuôi tôm theo diện quảng canh, bán thâm canh của Việt Nam hiện rất lớn, việc phải kiểm soát đồng thời 5 loại bệnh để đảm bảo tôm XK không bị nhiễm mầm bệnh theo quy định mới của Hàn Quốc là điều thực sự hóc búa.

Trong khi đó, các sản phẩm tôm đông lạnh (thuộc diện kiểm dịch mới của Hàn Quốc) đang là sản phẩm chủ lực của Việt Nam, việc thay đổi chủng loại sản phẩm sang tôm chế biến (có xử lí nhiệt) để thoát khỏi diện bị kiểm dịch cũng là điều không thể.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2016, Hàn Quốc đang là quốc gia NK tôm lớn thứ 5 của Việt Nam, với kim ngạch khoảng 300 triệu USD (chiếm gần 50% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam vào nước này). Vì vậy có thể nói, quy định mới của Hàn Quốc sẽ là “hòn đá tảng” mà các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Theo đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), qua rà soát việc ban hành quy định mới về kiểm dịch đối với sản phẩm tôm NK của Hàn Quốc cho thấy, nước này đã thực hiện đúng quy trình theo quy định của thành viên WTO, bao gồm cả việc thông báo lên Ủy ban SPS cũng như tiếp nhận các ý kiến phản hồi của các quốc gia thành viên WTO, trong đó có Việt Nam.


SX tôm theo chuỗi an toàn dịch bệnh đang là yêu cầu cấp bách để tránh các rào cản ngày càng gắt gao 

Tuy nhiên đến nay, do quy định của phía Hàn Quốc đã được ban hành (vào ngày 8/2/2017), vì vậy, khả năng đàm phán để tác động vào việc thay đổi quy định mới của nước này về kiểm dịch đối với tôm NK từ Việt Nam cũng như khả năng tạm hoãn hay kéo dài thời gian chuyển tiếp trước khi thực hiện quy định này là gần như không thể.

Mặc dù vậy, các cơ quan hữu quan của Bộ NN-PTNT cũng đang nỗ lực tìm các giải pháp “còn nước còn tát” có thể nhất để XK tôm sang thị trường này không bị ảnh hưởng quá nặng nề trong thời gian tới.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, trong thời gian sớm nhất, Bộ NN-PTNT cùng VASEP sẽ chính thức làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam để thảo luận, tìm các phương án tháo gỡ khó khăn cho XK tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc.

Theo đó, Bộ NN-PTNT giao các đơn vị như Nafiqad, Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản… gấp rút rà soát, tìm hiểu lí do tại sao Hàn Quốc lại cùng lúc đưa ra yêu cầu kiểm dịch đối với 5 loại bệnh trên tôm, trong khi nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh vào nước này là rất thấp, nhất là tôm đông lạnh XK là để dùng làm thực phẩm nên nguy cơ càng thấp. Đồng thời, nghiên cứu về mức độ, tần suất kiểm soát có quá mức hay không?

Bên cạnh đó, sẽ kiến nghị phía Hàn Quốc nghiên cứu cho phép gia hạn thêm thời gian chuyển tiếp đối với Việt Nam trước khi thực hiện quy định mới. Về giải pháp lâu dài, hiện nay không chỉ Hàn Quốc mà sẽ ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra quy định về kiểm dịch đối với thủy sản XK, vì vậy giải pháp củng cố vùng nuôi trong nước, xây dựng các chuỗi SX tôm an toàn dịch bệnh vẫn phải là giải pháp căn cơ, bền vững nhất cho ngành tôm Việt Nam.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo ngay trung tuần tháng 3/2017, Bộ NN-PTNT sẽ tổ chức hội nghị lớn để bàn giải pháp đẩy nhanh nuôi tôm theo chuỗi an toàn dịch bệnh. Được biết, phía Hàn Quốc hiện cũng cho phép miễn việc kiểm dịch thông quan đối với tôm NK nếu như nguồn gốc tôm được SX theo quy trình an toàn dịch bệnh, có sự kiểm tra cấp chứng nhận và giám sát của nước này.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Tại cuộc làm việc với đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội mới đây xung quanh quy định mới của nước này đối với tôm XK của Việt Nam, Cục Thú y đã kiến nghị phía Hàn Quốc nghiên cứu cho phép các DN xuất khẩu tôm được phép kiểm dịch ngay tại Việt Nam trước khi XK. Bởi các phòng kiểm nghiệm của Việt Nam hiện nay đã đủ khả năng xét nghiệm các bệnh trên tôm với trình độ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp cực chẳng đã, bởi việc xét nghiệm đồng thời 5 loại bệnh là vô cùng tốn kém.

Xung quanh quy định mới của Hàn Quốc đối với tôm NK từ Việt Nam, Nafiqad cho rằng, quy định này vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng cũng như quy trình pháp lí còn nhiều điểm bất hợp lí.

  Cụ thể: Trong số 5 loại bệnh mà Hàn Quốc yêu cầu kiểm soát, chỉ có duy nhất bệnh Bệnh đốm trắng (WSD) được nước này đưa ra đánh giá chi tiết về nguy cơ dịch hại, còn lại 4 bệnh khác chỉ mới đưa ra những thông tin chung chung của quốc tế mà chưa có căn cứ khoa học cũng như các bằng chứng liên quan khác. 

Trong khi đó, theo báo cáo định kỳ hàng quý của cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc gửi lên Tổ chức Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản Châu Á – Thái Bình Dương (NACA), nước này cũng xảy ra một số bệnh trên tôm như đốm trắng, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Điều này cho thấy việc Hàn Quốc đưa ra biện pháp kiểm dịch chặt chẽ hơn so với trước đây đối với các bệnh này là không phù hợp.

Bên cạnh đó, quy định mới của Hàn Quốc cho biết sẽ loại trừ sản phẩm tôm chế biến đã qua xử lí nhiệt. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về quy trình xử lí nhiệt ra sao (ví dụ điều kiện nhiệt độ, thời gian xử lí…). Căn cứ để phía Hàn Quốc đưa ra tần suất lấy mẫu giám sát lên tới 10% cũng chưa thể hiện rõ cơ sở và quá cao so với các nước khác…

Nông Nghiệp Việt Nam, 09/03/2017
Đăng ngày 09/03/2017
Lê Bền
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:42 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:42 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:42 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:42 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:42 20/04/2024