Tình hình Tôm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường thế giới
Theo thống kê, nửa năm đầu 2023, con tôm của Việt Nam đã xuất khẩu sau 84 thị trường. Mang về doanh thu 1.2 tỷ đồng, giảm đi 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Hoa Kỳ
Tại thị trường này, con tôm Việt Nam đã giảm đi 42%, tức chỉ đạt được 1.2 tỷ so với cùng kỳ năm 2022.
Sự sụt giảm này bằng nguồn từ việc giá tôm nguyên liệu của nước ta cao hơn so với các đối thủ như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, người Mỹ cũng hạn chế “hầu bao” đối với loại thực phẩm này. Thêm vào đó, lãi suất tại Mỹ tiếp tục tăng, thậm chí còn cao hơn Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu nhập khẩu tôm.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường lớn. Ảnh: Tép Bạc
Thị trường EU
Ảnh hưởng của cuộc chiến Nga và Ukraine, đồng EURO bị mất giá, khiến người dân tại các nước EU tiêu dùng tiết kiệm hơn, do vật giá tăng, giá xăng dầu tăng,... Tình hình này tác động không nhỏ đến xuất khẩu tôm Việt Nam. Khi mà 5 tháng đầu năm 2023, chỉ đạt được 153 triệu USD, giảm 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng tương tự như thị trường Hoa Kỳ, tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh về giá gay gắt. Tuy nhiên, một điểm sáng xuất hiện, bởi Ecuador và Ấn Độ chưa thể đáp ứng được yêu cầu, nên tôm chế biến của chúng ta vẫn còn dư địa tại thị trường này.
Thị trường Nhật Bản
Tính riêng 5 tháng đầu năm 2023, tôm xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 192 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ. Mặt dù vẫn chịu sự cạnh tranh với Ecuador và Ấn Độ. Tuy nhiên, 2 đối thủ của chúng ta chưa đáp ứng hàng giá trị gia tăng. Do đó, tại thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam tương đối thuận lợi.
Thị trường Trung Quốc
Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, 5 tháng đầu năm nay đạt 214 triệu USD, giảm 22%. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc giá tôm Việt Nam cao. Nếu đúng như những gì chúng ta dự báo, từ tháng 8 trở đi, nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường này dự kiến tăng nhẹ để phục vụ dịp Trung thu, Quốc Khánh và dịp lễ hội cuối năm của họ.
Thị trường Hàn Quốc
Với thị trường Hàn Quốc, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 136 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Lạm phát cao, đồng tiền mất giá, lãi suất ngân hàng tăng, người dân Hàn Quốc chi tiêu tiết kiệm hơn. Mặt khác, hàng tồn kho nhiều là những nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này giảm đi.
Như vậy, giá trị xuất khẩu của tôm Việt Nam ở một số thị trường lớn đã bị giảm đi. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc giá tôm của nước ta cao hơn so với các nước đối thủ.
Tăng tốc nửa cuối năm 2023 để đưa tôm Việt Nam về đích?
Để thúc đẩy xuất khẩu tôm trong nửa cuối năm 2023, đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra. Trong đó, giải pháp trước tiên không thể không nhắc đến, đó là tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng tôm của Việt Nam. Thực hiện tốt công tác quản lý giống, truy xuất nguồn gốc, chất lượng.
Đối với các địa phương, cần có sự liên kết các địa phương để tham gia chuỗi tôm, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm không bị đứt gãy. Song song với đó, ban hành chính sách, hỗ trợ vốn, xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất thức ăn nuôi tôm, để ít bị phụ thuộc vào vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Đối với các cơ quan, cần tăng cường công tác dự báo, cung cấp thông tin co doanh nghiệp và địa phương về giá cả, thị trường. Từ đó, kịp thời khuyến cáo người dân chủ động hơn nữa trong sản xuất.
Năm 2023, đã đi được chặng đường đầu, dù vậy, chúng ta vẫn còn thời gian để xuất khẩu tôm phấn đấu, phá bỏ các rào cản để hướng tới con số xuất khẩu trên 4,3 tỷ USD trong năm nay.
Cùng xem thêm "" để có cái nhìn trực quan về thị trường xuất khẩu tôm ở Việt Nam nhé!