Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc 7 tháng tăng 40%, nhu cầu tôm tại Châu Á sẽ tăng mạnh các năm tới

Số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu được dự đoán sẽ tăng mạnh ở khu vực châu Á dẫn đến nhu cầu tiêu thụ về các sản phẩm có hàm lượng protein, nhất là tôm, cá... sẽ tăng.

xuất khẩu tôm, chế biến tôm, nuôi tôm, thị trường xuất khẩu
10 thị trường nhập khẩu tôm chân trắng hàng đầu trong 7 tháng đầu năm 2017 (Số liêu: Tổng Cục Hải quan)

Theo báo cáo thương mại thủy sản của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết nhu cầu tôm ở thị trường châu Á sẽ tăng trong thời gian tới.

Tại hội thảo “Nhu cầu tôm thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam” do VASEP tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, dẫn chứng từ một báo cáo của Liên hợp quốc về triển vọng đô thị hóa thế giới đến năm 2025, ông Carson Blake Roper, chuyên gia thị trường EU, cho biết hầu hết các thành phố lớn có dân số đông đều tập trung ở khu vực châu Á.

Số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu được dự đoán sẽ tăng mạnh ở khu vực này trong thời gian tới dẫn đến nhu cầu tiêu thụ về các sản phẩm có hàm lượng protein, nhất là tôm, cá... sẽ nhiều hơn. Trong đó, tốc độ tiêu thụ tôm ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..đang có dấu hiệu gia tăng.

Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đạt lần lượt 383,8 triệu USD, 295,7 triệu USD và 187,8 triệu USD, chiếm 19,92%, 15,35% và 9,75% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng khá mạnh, tăng lần lượt 40%, 35% và 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm 2017, chế biến tôm, nuôi tôm, thị trường xuất khẩu

10 thị trường nhập khẩu tôm sú hàng đầu trong 7 tháng đầu năm 2017 (Số liệu: Tổng Cục Hải quan) Ảnh NDH

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, diện tích nuôi và sản lượng tôm nước lợ 7 tháng đầu năm 2017 tiếp tục giữ xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú ước đạt 594,4 nghìn ha (tăng 2,4%), sản lượng đạt 135,3 nghìn tấn (tăng 13,2%). Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước đạt 66,9 nghìn ha, tăng 17,8% với sản lượng khoảng 145,5 nghìn tấn.

Ông Phạm Anh Tuấn, Nguyên phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Thủy Sản cho biết mục tiêu tăng trưởng sản lượng tôm nuôi giai đoạn 2017-2020 tăng 4,2%/năm đạt 4,6 triệu tấn vào năm 2020, phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa, giá trị xuất khẩu tôm cần phải đạt mức tăng trưởng 14%/năm (so với mức 7,2% giai đoạn 2010-2016).

Bên cạnh đó, năng suất và diện tích nuôi trồng cũng cần được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nuôi tôm cần phải đạt 11-12%/năm (so với 5,3% giai đoạn 2010-2016). Cụ thể, đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tông đạt 690.000 ha, sản lượng đạt 933.000 tấn, trong đó diện tích nuôi tôm sú ước đạt 600.000 ha với sản lượng 420 tấn. Diện tích tôm chân trắng đạt 90.000 ha, sản lượng đạt 513.000 tấn.

Mặc dù vậy, giá thành nuôi tôm được dự báo sẽ tăng do giá thức ăn lên cao và chi phí đáp ứng yêu cầu về môi trường, xã hội, truy xuất, an sinh vật nuôi của thị trường tăng. Ngoài ra tôm Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh thị trường tiêu thụ ngành càng khắc nghiệt hơn.

Ngành tôm sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức như chất lượng tôm giống phụ thuộc vào nhập khẩu và tự nhiên, khó kiểm soát, không ổn định trong khi giá thành dễ bị biến động, rủi ro dịch bệnh, giá thành nuôi tôm cao, sản xuất nhỏ lẻ...

Các chuyên gia ngành tôm cho rằng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngành công nghiệp chế biến tôm Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược cụ thể cho từng thị trường trong đó, đặc biệt quan tâm đến thị hiếu, thói quen ăn uống của người tiêu dùng để đưa ra chiến lược tiếp cận hiệu quả.

Ông Carson Blake Roper nhận định các doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi cung ứng, hệ thống bảo quan lạnh khu vực châu Á nếu không tôm Việt khó lòng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường thế giới. Ông Tuấn đưa ra một số kiến nghị như thay đổi quản lý nhập khẩu giống tôm, đánh giá nhà cung cấp, chất lượng di truyền, phát triển sản xuất tôm giống tại chỗ, nâng cao hạ tầng trại giống, vùng nuôi...

Báo Người Đồng Hành
Đăng ngày 07/09/2017
Đức Quỳnh
Kinh tế

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:44 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:44 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:44 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 29/03/2024