Xuất khẩu tôm tháng 1 ở Bạc Liêu tăng gấp năm lần

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Bạc Liêu đều có đơn hàng xuất khẩu cho năm nay, tuy gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu tăng cao, nhưng 25 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh đã cố gắng tìm mua nguyên liệu từ nhiều nguồn để ổn định và duy trì sản xuất.

xuất khẩu tôm Bạc Liêu
(Ảnh minh họa của Huy Hùng/TTXVN)

Trong tháng Một vừa qua, các doanh nghiệp đã chế biến trên 6.000 tấn tôm xuất khẩu, tăng gấp 5 lần, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 20 triệu USD, tăng 2 lần so với cùng kỳ.

Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng cao. Hiện, các thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 240.000 đến 280.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 đến 180.000 đồng/kg; loại 40 con/kg giá 150.000 đồng/kg; bình quân tăng từ 10.000 đến 20.000 đồng/kg so với tuần trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.

Tôm thẻ chân trắng cũng tăng liên tục, hiện tôm thẻ loại 40 con/kg có giá 125.000 đến 130.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá 116.000 đồng/kg; loại 60 con/kg giá 110.000 đồng/kg…

Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi ở tôm Bạc Liêu cho biết giá tôm tăng cao nhưng hầu hết người nuôi không còn tôm để bán do đang vào thời điểm hết mùa, tôm nuôi công nghiệp không còn, chỉ còn tôm nuôi quảng canh.

Ở Bạc Liêu liên tiếp trong hai năm, 2011 và 2012 tôm nuôi bị dịch bệnh làm chết tràn lan nên sản lượng tôm thiếu trầm trọng.

Để khắc phục tình trạng này, cơ quan quản lý của Bạc Liệu đang triển khai lịch thời vụ nuôi tôm năm nay; đồng thời tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc nhập con giống từ ngoài tỉnh vào, quản lý chặt hơn nữa viêc xét nghiệm mẫu tôm giống khi nhập tỉnh, quản lý cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản chặt chẽ, tiếp tục cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản để người dân chủ động phòng chống và đề ra những giải pháp khắc phục dịch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Năm nay, Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm từ 120.000 đến 125.000ha./.

TTXVN
Đăng ngày 02/02/2013
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 21:50 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 21:50 02/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 21:50 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:50 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 21:50 02/12/2024
Some text some message..