Xúc tiến xuất khẩu không được ôm đồm

Mặc dù chỉ chiếm hơn 12% tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK của cả nước nhưng nhóm hàng nông thủy sản vẫn được đánh giá là nhóm hàng đem lại lợi ích đặc biệt.

Xúc tiến xuất khẩu không được ôm đồm
Nông lâm thủy sản vẫn được đánh giá là nhóm hàng đem lại lợi ích đặc biệt.

XK nông thủy sản của Việt Nam giá trị gia tăng còn thấp bởi phần lớn chúng ta chủ yếu XK thô hoặc XK dưới dạng sơ chế, từ đó không xây dựng được thương hiệu, hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Dẫn chứng dễ nhận thấy nhất là cà phê Việt Nam sản xuất ra chỉ bán được 2 USD/kg nhưng nước ngoài mua về chế biến, đóng gói, in nhãn mác bán được tới 200 USD/kg.

Ông Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phân tích, XK nông sản là XK hàng hóa do nước ta làm ra, giá trị thu về bù đắp cho lao động tạo ra hàng hóa đó, không phải là gia công, lắp ráp để XK hộ cho hàng hóa nguyên liệu của nước khác. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao mở ra triển vọng to lớn cho XK nông sản. “Triển vọng đó đòi hỏi cấp bách phải đẩy mạnh, đổi mới hoạt động xúc tiến XK nông sản. Vì vậy, XK nông sản là lĩnh vực đáng để Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn cả về chính sách lẫn nguồn lực”, ông Nam nói.

Trên thực tế, xúc tiến XK là hoạt động quan trọng tối cần thiết để mở rộng thị trường, phát triển XK hàng hóa. Chúng ta đã thiết lập hệ thống tổ chức xúc tiến thương mại từ Trung ương đến các địa phương. Hoạt động xúc tiến đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển XK hàng hóa nhiều năm qua của nước ta. Tuy nhiên nền nông nghiệp cũng như hoạt động XNK nông sản nước ta đang bước vào giai đoạn mới, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, phát triển bền vững, nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hàng hóa lớn đang đòi hỏi phải đẩy mạnh xúc tiến XK, phải đẩy nhanh đổi mới hoạt động xúc tiến XK hàng hóa nông sản.

Theo ông Nam, xúc tiến thương mại trong giai đoạn tới cần tập trung hoạt động chuyên sâu cho từng mặt hàng đặc biệt đối với ngành nông sản, vốn rất đa dạng về chủng loại, thị trường thay đổi nhanh, nhiều mặt hàng mới xuất hiện do chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Các tổ chức xúc tiến XK nên lựa chọn mỗi giai đoạn tập trung xúc tiến một số mặt hàng nông sản đang có tiềm năng, đang phát triển mạnh, thực hiện đồng bộ giữa chương trình, kế hoạch sản xuất với phát triển thị trường.

Ví dụ như vải thiều là mặt hàng đã có hàng chục năm nhưng các năm trước đây thường phụ thuộc vào thị trường và thương lái Trung Quốc. Vài năm gần đây với sự tham gia của các DN thương mại và XK nên đã mở ra được cả thị trường nội địa và thị trường XK. Tình hình tiêu thụ vải thiều vào vụ thu hoạch đã được cải thiện đáng kể. Hiện còn nhiều mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long, chuối, khoai lang,… dù năng lực sản xuất lớn nhưng việc tiêu thụ còn bấp bênh, cần sự “ra tay” của xúc tiến thương mại, xúc tiến bán hàng nhằm tạo ra những mặt hàng XK nông sản ổn định và hiệu quả.

Bên cạnh hoạt động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế quy mô lớn, tổ chức các đoàn lớn tham quan, khảo sát các thị trường quốc tế, cần thiết tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên sâu với các nhóm chuyên gia và cán bộ quản lý khảo sát kỹ từng thị trường, từng mặt hàng tiếp cận đến người tiêu dùng, đến khách hàng kinh doanh mặt hàng cần xúc tiến. Nắm rõ cung - cầu, đặc điểm thị trường, thị hiếu, môi trường kinh doanh, luật lệ thể chế hoạt động kinh doanh.

Ông Nam dẫn chứng, cách đây hàng chục năm, Viện Nghiên cứu Thương mại đã nhận một số đơn đặt hàng của các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước phát triển như EU, Nhật, Mỹ. Họ đặt hàng cho Viện nghiên cứu thị trường Việt Nam về một số mặt hàng cụ thể như dược phẩm, gia vị… Họ yêu cầu làm rõ cung - cầu, thị trường và giá cả; sản xuất và tiêu thụ (kể cả XK); môi trường sản xuất, kinh doanh; luật lệ thể chế hoạt động kinh doanh,… Tóm lại đó là những nội dung cơ bản của một thị trường mới mà các tập đoàn và các nhà kinh doanh muốn thâm nhập, muốn tiếp cận và xúc tiến buôn bán, kinh doanh. “Xúc tiến thương mại không dừng lại ở phát hiện thị trường mà phải hiểu biết, nắm bắt và tiếp cận thị trường càng cụ thể, càng sâu sắc thì càng bổ ích cho nhà sản xuất, kinh doanh”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Báo Hải Quan
Đăng ngày 28/07/2017
D.Anh
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:53 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:53 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:53 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:53 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 03:53 16/11/2024
Some text some message..