Xương cá cắm sâu trong phế quản

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca nội soi lấy mảnh xương cá dưới phế quản phổi phải cho một người liệt nửa người.

dị vật
Dị vật cắm sâu trong phế quản của ông V.K (Ảnh: Duy Hải).

Cách đây khoảng một tháng ông V.K (66 tuổi, trú tại 128 Phan Thanh, phường Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) bị đau ở vùng đốt sống cổ lưng, kèm sốt 39 độ nên đã đi khám.

Sau khi nội soi bác sĩ phát hiện mảnh xương cá nằm ở vị trí phân thùy dười (phải) của ông V.K gây viêm và phù nề toàn bộ xung quanh niêm mạc. Mảnh xương cá có kích thước khoảng 0,7 x 2,7 cm.

Ông V.K được các bác sỹ thực hiện nội soi gắp dị vật 2 lần nhưng không thành công, khiến tình trạng sức khoẻ vốn đã kém, nay trở nên trầm trọng hơn. Bản thân ông V.L lại bị liệt nửa người do di chứng tai biến mạch máu não cách đây 10 năm.

Sau đó, ông V.K được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế ngày 12/11/2015. Tiếp đó, vào sáng 16/11/2015 đã được thực hiện nội soi phế quản ống mềm lấy dị vật.

Bác sỹ CKII Hoàng Thị Lan Hương, Trưởng khoa Nội Nội tiết - Thần kinh-Hô hấp, Phó khoa Nội soi Bệnh viện Trung ương Huế - Người trực tiếp thực hiện nội soi lấy dị vật cho biết:

“Việc lấy được dị vật ra không dễ dàng chút nào, đòi hỏi người bác sỹ hết sức khéo léo, cẩn thận và có kinh nghiệm, vì mảnh xương cá khá sắc, nhọn, đang cắm vào nhánh phế quản B10 ở thuỳ dưới bên phải, gây niêm mạc phế quản viêm đỏ, phù nề nhiều và rất dễ chảy máu. Dị vật đã được lấy ra sau gần 20 phút”. 

Khai thác tiền sử từ gia đình ông V.K, được biết, cho đến nay vẫn chưa xác định được thời gian và lý do tại sao bệnh nhân bị mắc xương cá.

Lý giải cho trường hợp này, theo bác sỹ Hoàng Thị Lan Hương  bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não, có liệt dây thanh âm kèm theo nên khi sặc dị vật vào đường thở đã không có hội chứng xâm nhập trên lâm sàng hoặc chỉ nhẹ nhàng nên bệnh nhân đã bỏ qua.

Chỉ đến khi bệnh nhân vào viện với biểu hiện của viêm phổi mới được nội soi phế quản phát hiện ra. Hiện tình trạng ông V.K đã ổn định, không đau, không sốt, tiếp xúc tốt và chuẩn bị ra viện.

Để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra, bác sỹ Hoàng Thị Lan Hương, cũng có lời khuyến cáo. Đối với người già, đặc biệt là người bị TBMMN có di chứng liệt dây thần kinh hầu họng, phải hết sức chú ý khi ăn uống, nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tốt nhất nên lấy bỏ hết xương trước khi ăn.

VTC, 18/11/2015
Đăng ngày 19/11/2015
Nguyễn Văn Vương
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 12:30 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 12:30 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 12:30 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 12:30 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 12:30 07/11/2024
Some text some message..