Phát triển kinh tế biển, đảo là một trọng tâm

Đại hội XII của Đảng nên định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần làm ngay, Thiếu tướng, PGS.TS.NGND Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TPHCM, nguyên Chuẩn Đô đốc Hải quân góp ý.

kinh tế biển
Thiếu tướng Lê Kế Lâm (bên trái) trong cuộc trao đổi xung quanh các góp ý vào Dự thảo văn kiện ĐH Đảng XII. Ảnh: VGP/Phương Dy

Vừa qua khi góp ý dự thảo các văn kiện trình Đại hội  XII của Đảng, ông có đề xuất về chiến lược phát triển hướng biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cụ thể là như thế nào, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Tôi có vài suy nghĩ, trong đó, về phần dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm sắp tới (Tiểu mục 1 trang 11) thì ngoài những nhận định rất toàn diện, sâu sắc trong Dự thảo, tôi có nhấn mạnh, Biển Đông hiện nay là nơi hội tụ nhiều tiềm năng về kinh tế, tài nguyên; là vùng địa chiến lược quan trọng của châu Á-Thái Bình Dương trong bàn cờ chiến lược các nước lớn, cũng là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Cụ thể là giữa nội khối ASEAN với nhau, giữa ASEAN với các cường quốc thế giới… mà đỉnh cao là tranh chấp chủ quyền vùng biển rộng lớn và các nhóm đảo…

Do đó, nếu các bên không xử lý tỉnh táo, hợp tình, hợp lý thì rất dễ xảy ra xung đột. Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cần phải đặc biệt coi trọng sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ cơ sở hiện có trên quần đảo Trường Sa, bảo vệ nền kinh tế biển, đảo.

Thiếu tướng có nhấn mạnh đến hoạt động kinh tế biển, vốn là lĩnh vực được đặt mục tiêu sẽ đóng góp 53-55% GDP trong “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Nhưng những khó khăn nào đang đặt ra với chúng ta trong quá trình thực hiện mục tiêu này?

Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Đó là mục tiêu cần phải được cụ thể hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn về phương tiện giám sát, kiểm tra vùng biển, bảo vệ sự làm ăn bình thường của ngư dân, của các tàu và đoàn tàu vận tải, của tàu thăm dò, tàu nghiên cứu khoa học, tàu khoan và giàn khoan dầu trên các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia.

Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, các dự thảo văn kiện cũng đã nhấn mạnh đến 6 nhiệm vụ trung tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII tới đây. Thiếu tướng có góp ý gì về định hướng nhiệm vụ này của Đảng?

Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Khi đặt vấn đề nghiên cứu, tìm giải pháp thực hiện thì tôi nghĩ phải toàn diện. Khi chỉ đạo hành động thì phải tìm việc trọng tâm, giải quyết tốt các công việc trọng tâm sẽ thúc đẩy toàn cuộc phát triển ổn định. Từ cách đặt vấn đề như vậy, tôi cho rằng các nhiệm vụ số 1 và số 2 phải được coi là các nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm.

Chẳng hạn, về nhiệm vụ trọng tâm số 2: “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Chiến lược này đặt ra vấn đề làm thế nào để “tinh gọn bộ máy của toàn hệ thống chính trị”. Nếu ta không quyết tâm tìm giải pháp khoa học, hợp lý để “tinh gọn biên chế” thì trong một vài thập kỷ nữa, gánh nặng chi thường xuyên cho hệ thống quản lý của ta sẽ vô cùng lớn, tiềm lực kinh tế có phát triển đến đâu cũng không kham nổi.

Do đó, tôi đề nghị Đại hội XII và Ban Chấp hành Trung ương nên ra Nghị quyết chuyên đề, thành lập “Ban cải cách tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước”. Ban này phải do Ban Chấp hành Trung ương quản lý, điều hành thì mới có kết quả, vì đây là một quyết sách hết sức quan trọng, không qua nhiều tầng nấc mà lại có thực quyền. Còn phương thức hoạt động như thế nào, Ban này sẽ bàn cụ thể.

Còn đối với bộ máy hành chính ở địa phương, theo tôi nghĩ có thể tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo 3 cấp hoặc 2 cấp. Trong đó, nếu theo 3 cấp như hiện nay thì tránh được xáo động lớn và cũng hợp với thói quen, tâm lý người dân.

Nhưng hạn chế của mô hình này là gánh nặng về biên chế, trang thiết bị phục vụ bộ máy này vận hành cũng rất lớn… Do đó, nếu cứ giữ mô hình tổ chức như hiện nay mà muốn tinh gọn là hết sức khó khăn.

Tôi cũng có ý kiến nên giảm bớt một cách hợp lý các hội nghị, chương trình tham quan… mà nên tập trung tối đa giải quyết thực tế các công việc của từng cấp, sử dụng chính phủ điện tử chính xác, bảo mật cao và an toàn trong điều hành theo đa tuyến (dọc, ngang, chéo, vượt cấp) nhưng phải bảo đảm không bỏ lọt thông tin cho tất cả các cấp.

Là người chứng kiến nhiều đổi thay của đất nước, Thiếu tướng có gợi ý mô hình nào trước đây chúng ta đã làm mà hiện nay còn có thể nghiên cứu học hỏi không?

Thiếu tướng Lê Kế Lâm: Tôi có ấn tượng với mô hình của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sau Đại hội IV của Đảng, ông đã đề ra chủ trương: Cả nước xây dựng độ 400 quận/huyện thành những đơn vị hành chính tổng hợp có năng lực sản xuất kinh tế, điều hành xã hội và năng lực quốc phòng, an ninh hùng mạnh. Chính vì vậy, cố Tổng Bí thư đã cho sáp nhập các tỉnh thành những tỉnh lớn như: Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh, Phú Khánh, Hà Sơn Bình…

Thiết nghĩ, thực hiện được mô hình này sẽ giảm được trên 1/3 tổng biên chế, việc quản lý điều hành sẽ nhanh, nhạy, hiện thực hơn, tiềm lực mọi mặt của đất nước sẽ được nâng lên. Với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, năng lực thông tin liên lạc bằng công nghệ thông tin ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn, trình độ dân trí mọi mặt được nâng lên không ngừng, tiềm lực khoa học công nghệ và sản xuất công nghiệp ngày một hiện đại, đủ tiền đề vật chất và trí tuệ để ta nghiên cứu kỹ mô hình trên.

Báo điện tử Chính phủ, 05/10/2015
Đăng ngày 07/10/2015
Phương Dy (thực hiện)
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 03:08 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 03:08 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 03:08 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 03:08 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 03:08 14/05/2024