Nghị định 67... chưa “vươn khơi”

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau, việc thực hiện Nghị định 67/2014/NÐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện Trần Văn Thời thực hiện còn chậm. Theo ghi nhận, những quy định của Nghị định 67 khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc là rào cản làm cho Nghị định 67 chưa được “vươn khơi”.

nghị định 67
Với sự bổ sung và mở hướng của Nghị định 89/2015/NĐ-CP, ngành khai thác thuỷ sản của Cà Mau đang đứng trước cơ hội mới.             Ảnh: HỒNG NHUNG

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển. Nơi đây có cửa biển Sông Ðốc lớn nhất tỉnh Cà Mau, với 1.340 phương tiện khai thác, trong đó có tới 927 phương tiện khai thác thuỷ sản có công suất trên 90 CV, có khả năng đánh bắt xa bờ. Sản lượng khai thác thuỷ sản hằng năm hơn 100.000 tấn, đóng góp không nhỏ cho ngành chế biến, xuất khẩu thuỷ sản hằng năm của tỉnh. Vì vậy, Sông Ðốc cũng là địa phương có số lượng hồ sơ được phê duyệt theo Nghị định 67 nhiều nhất trong tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện (thường trực Ban Chỉ đạo 6041 của huyện), đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời có hơn 400 hồ sơ ngư dân đăng ký được hỗ trợ theo Nghị định 67 và có 110 hồ sơ đã được UBND tỉnh phê duyệt. Riêng thị trấn Sông Ðốc đã có 32 hồ sơ được phê duyệt, gồm 5 hồ sơ đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, 21 hồ sơ đóng mới tàu khai thác thuỷ sản và 6 hồ sơ nâng cấp tàu cá.

Lúc đầu, khi triển khai Nghị định 67, ngư dân trên địa bàn huyện nói chung, thị trấn Sông Ðốc nói riêng hết sức phấn khởi. Bởi sau 18 năm, từ cơn bão số 5 năm 1997, ngư dân mới có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay lớn của ngân hàng phục vụ việc đánh bắt, khai thác biển. Nghị định 67 được xem như luồng gió mới, thắp lên niềm tin, hy vọng về tương lai không xa những chiếc tàu có công suất lớn, với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp ngư dân vươn khơi bám biển xa bờ, dài ngày.

Tuy nhiên, khi tiếp cận với Nghị định 67, hầu hết ngư dân đều ngao ngán, mỏi mòn chờ đợi. Một trong những nguyên nhân là do việc giải ngân nguồn vốn chậm, mức độ giải ngân nguồn vốn vay của các ngân hàng khá ì ạch. Vì thế, ngư dân phải đóng mới, nâng cấp tàu trong tình trạng cầm chừng. Sau hơn 1 năm triển khai Nghị định 67, đến nay số ngư dân đã được giải ngân nguồn vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ông Lâm Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, nhận định: “Tiến độ thực hiện Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản trên địa bàn thị trấn còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Trong đó có nhiều nguyên nhân, ví dụ như về hồ sơ thiết kế con tàu. Thông thường, các chủ tàu liên hệ với đơn vị thiết kế, chờ thiết kế và phê duyệt phải mất thời gian trên 2 tháng. Bên cạnh đó, khi chủ tàu đã hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị các ngân hàng ký hợp đồng tín dụng thì thời gian chờ đợi rất lâu. Thứ ba là, các chính sách hỗ trợ chi phí chuyến biển cho các tàu dịch vụ hậu cần, bà con đã hoàn chỉnh hồ sơ, gửi về cấp trên hơn 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ”.

Song song đó, những vướng mắc, bất cập của Nghị định 67 làm cho ngư dân chần chừ, không còn mặn mà như trước. Mặc dù hồ sơ xin vay vốn phải làm đi làm lại nhiều lần mới hoàn chỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt, nhưng hiện tại một số ngư dân vẫn chưa triển khai đóng mới, nâng cấp tàu cá. Ông Lê Văn Thiện, khóm 3, thị trấn Sông Ðốc, được UBND tỉnh phê duyệt 1 hồ sơ đóng mới tàu cá và 1 hồ sơ nâng cấp tàu cá, với tổng nguồn vốn vay 12 tỷ đồng. Thế nhưng, hiện nay ông Thiện vẫn chưa dám triển khai thực hiện đóng mới, nâng cấp tàu cá.

Ông Thiện bộc bạch: “Tôi thấy anh em làm trước, trong quá trình thực hiện thấy khó khăn quá, có nhiều quy định không phù hợp. Chẳng hạn, từ nào giờ tôi đóng tàu trên ụ đất vẫn đảm bảo chất lượng, giờ Nghị định 67 buộc phải đóng tàu trên ụ đạt chuẩn, tốn kém thêm mấy trăm triệu đồng. Hơn nữa, máy phải là máy mới, phát sinh thêm nhiều chi phí mà chưa chắc chất lượng đã đảm bảo. Người sử dụng con tàu mới biết cái nào phù hợp với tàu của mình, chưa kể khó khăn trong vấn đề giải ngân. Mấy mươi năm sống bằng nghề biển, mình cũng muốn làm lắm để có thể ra khơi đánh bắt xa bờ, hiệu quả hơn nhưng nhiều trở ngại, vướng mắc, tôi thấy sợ, bỏ luôn”.

Ðể giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Nghị định 67, vừa qua, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 89/2015/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Trong đó có những điểm đáng lưu ý, có thể xem là tín hiệu vui cho ngư dân như bổ sung đối tượng được hưởng chính sách tín dụng; bổ sung quy định theo hướng cho phép sử dụng máy thuỷ đã qua sử dụng đối với trường hợp nâng cấp máy tàu; bổ sung đối tượng được hưởng chính sách bảo hiểm; thời hạn cho vay lãi suất đóng mới tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới tăng thêm 5 năm, lên 16 năm… Ðồng thời, UBND huyện Trần Văn Thời mới đây cũng tiến hành cuộc họp nhằm nhận xét, đánh giá tiến độ thực hiện Nghị định 67 và đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân.

Mong rằng, với những hành động cụ thể của các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương, hy vọng Nghị định 67 sẽ sớm được “vươn khơi” và đến với nhiều ngư dân vùng biển, góp phần nâng cao hiệu quả, sản lượng đánh bắt, khai thác thuỷ sản, phát triển nền kinh tế biển huyện nhà theo hướng bền vững, để nước ta trở thành nước mạnh về biển, giàu lên từ biển theo chính sách phát triển kinh tế biển đến năm 2020 và giúp ngư dân an tâm bám biển./.

Báo Cà Mau, 20/10/2015
Đăng ngày 22/10/2015
Ngọc Minh
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 11:43 13/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 11:43 13/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 11:43 13/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 11:43 13/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 11:43 13/05/2024