Cảnh báo nguy hại từ cá sấu hoả tiễn

Với thân hình tròn lẳn, mõm nhọn và dài, không khác gì… quả tên lửa sắp lên bệ phóng. Chỉ một cú băng mình, con cá có tên Việt Nam là “sấu hỏa tiễn” đã đớp gọn chú chim bói cá đang đậu cách mặt nước hơn 1m.

Cá sấu hỏa tiễn nhập vào Việt Nam để phục vu nhu cầu chơi cá cảnh. Tuy nhiên, loài sinh vật dưới nước có tập tính hung dữ này đã tràn cả ra môi trường tự nhiên. Ảnh: Dương Thanh Tùng
Cá sấu hỏa tiễn nhập vào Việt Nam để phục vu nhu cầu chơi cá cảnh. Tuy nhiên, loài sinh vật dưới nước có tập tính hung dữ này đã tràn cả ra môi trường tự nhiên. Ảnh: Dương Thanh Tùng

Sấu hỏa tiễn du nhập vào Việt Nam, tràn cả ra ao hồ, nhưng chưa có ý kiến chính thức của cơ quan quản lý về tính nguy hiểm và sự xâm hại của nó với tư cách là một sinh vật ngoại lai.

Theo một số trang mạng, cá sấu hỏa tiễn là loài cá nước ngọt, có nguồn gốc và phân bố ở Bắc Mỹ, tên khoa học là Lepisosteus Oculatus Winchell thuộc bộ Lepisosteiformes (bộ cá mõm dài). Tại Việt Nam, cá sấu hỏa tiễn còn có các tên gọi khác như cá Phúc Lộc Thọ, cá sao hỏa tiễn, cá nhái đốm… được nhiều người săn lùng để nuôi làm cảnh.

Trên các diễn đàn về cá, các chuyên gia ghi nhận: Sấu hỏa tiễn là một loài sinh vật dưới nước rất nguy hiểm, sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Mỹ. Loài cá này chủ yếu ăn thịt, ăn thuỷ cầm, chó hoang và ăn luôn cả những con cá sấu khác. Chưa có tài liệu nào cho thấy sấu hỏa tiễn tấn công trực tiếp con người, nhưng sự tạp ăn của nó không khác gì loài cá Piranha (cá răng đao hay "cá cọp") xuất xứ từ miền Tây Nam Brazil. Loài cá Piranha phàm ăn đến nỗi, 1 con ngựa trưởng thành bị vứt xuống vùng nước nơi chúng đang tìm mồi, khoảng 10 phút sau vớt lên chỉ còn lại khung xương trắng hếu.

Cũng theo nhiều tài liệu thì nơi nào có sấu hỏa tiễn sinh sống, nơi ấy các loài thủy sinh khác sẽ bị tận diệt. Động vật nào ăn phải trứng sấu hỏa tiễn cũng sẽ bị ngộ độc và chết trong thời gian ngắn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, loài sấu hỏa tiễn được đưa vào Việt Nam bằng con đường không chính thức để phục vụ nhu cầu chơi cá cảnh. Giá 1 con sấu hỏa tiễn dài trên 25cm dao động từ 120.000 đến 250.000 đồng. Một số người trong quá trình nuôi cá đã thả chúng ra sông, hồ. Ở môi trường tự nhiên, do tính phàm ăn và hung dữ nên loài cá này phát triển nhanh.

Không ít lần sấu hỏa tiễn đã chui vào lưới hay mắc câu của ngư dân, thu hút người hiếu kỳ đến xem. Đơn cử như trường hợp của ông Hoàng Bá Thành ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Cuối tháng 11/2012, trong lúc trông coi đầm cá, ông Thành nhìn thấy con cá to gần bằng bắp chân, mình không khác gì cá chuối nhưng mõm thì dài hơn mõm cá sấu với 2 dãy răng nhọn, sắc. Khi đã bị đưa lên bờ, con cá vẫn còn hung dữ,  quẫy nhảy và cắn nát cả chiếc vợt bằng lưới.

Trước đó mấy ngày, người dân xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cũng đổ xô về nhà ông Phạm Ngọc Tuấn để xem và bàn tán xôn xao về con cá nặng hơn 6kg “mình cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả, cá chuối), mõm cá sấu”. Nhiều người lớn tuổi ở Tiền Giang nói rằng, lần đầu tiên họ thấy nó xuất hiện ở vùng sông nước vốn rất phong phú về chủng loại tôm cá này.

Cá sấu hỏa tiễn bị sổng ra ao, hồ, sông, suối đang đe dọa môi trường, đa dạng sinh học bản địa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có ý kiến chính thức của cơ quan quản lý hay nhà khoa học nào về loài cá có cấu tạo và tập tính đặc biệt hung dữ này.

Phạt đến 100 triệu đồng nếu nuôi trồng sinh vật nguy hiểm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mới đây đã công bố Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Theo đó, các cá nhân, tổ chức đua vào Việt Nam những loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, lưu giữ, nuôi trồng, làm lây lan phát triển hoặc phóng sinh loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, sẽ bị phạt từ 40 triệu đến 100 triệu đồng, đồng thời phải tiêu hủy đưa ra khỏi lãnh thổ.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, thanh tra liên ngành của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng, Bộ Thuỷ sản và Nuôi trồng của Brazil sẽ sang Việt Nam khảo sát, nghiên cứu rủi ro đối với một số loài thủy sản từ ngày 4 đến ngày 15/3/2013

 

Thanh tra
Đăng ngày 22/02/2013
Dương Thanh Tùng
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 01:20 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:20 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 01:20 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 01:20 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 01:20 15/01/2025
Some text some message..