Cà Mau: Ngư dân Sông Đốc trúng mực chuyến đầu năm

Tết về là vào mùa câu mực. Những ghe làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời vừa cập bến, mang lộc đầu xuân là những mẻ mực đầy ắp về với đất liền. Chuyến biển đầu năm con gà bội thu, ngư dân hết sức phấn khởi. Mùa xuân đối với ngư dân Sông Đốc như thể dài ra.

mực
Ngư dân Sông Đốc hối hả chuyển thành quả của chuyến đánh bắt xuyên Tết từ ghe lên bến.

Ông Trần Minh Đặng, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, chủ của 2 chiếc ghe câu mực, hồ hởi cho biết: “Sản lượng đánh bắt chuyến biển đầu năm nay tăng gần gấp đôi so với sản lượng đánh bắt những tháng trước đó. Sản lượng câu được của mỗi ghe đạt trên 2 tấn mực các loại. Giá mực tươi chuyến này tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với những tháng trước".

Cụ thể, giá mực các vựa thu mua vào, loại nhỏ từ 35.000-40.000 đồng/kg; mực lỡ 60.000-65.000 đồng/kg; mực lớn khoảng 120.000 đồng/kg; mực lá khoảng 170.000-180.000 đồng/kg.

"Tuy giá xăng dầu chuyến biển này tăng chút ít so với thời điểm trước, nhưng do sản lượng đánh bắt đạt cao nên chúng tôi phấn khởi lắm", ông Đặng phấn khởi.

Được biết, trung bình chuyến biển đầu năm nay ông Đặng thu về trên 120 triệu đồng/ghe, tăng gần gấp đôi so với thời điểm khác trong năm. Tất cả chủ ghe và ngư phủ đều có chung hy vọng sang năm 2017, sản lượng đánh bắt hải sản luôn đạt hiệu quả như thế này để gắn bó với nghề.

Dịp Tết Đinh Dậu 2017, thị trấn Sông Đốc có khoảng 400 chiếc ghe câu mực vươn khơi bám biển. Ngư phủ vừa đánh bắt, vừa đón Tết trên ghe câu. Ngay trong Tết, niềm vui từ khơi xa đã về tới đất liền, với hệ thống thông tin liên lạc xuyên suốt, tin vui báo về cho các chủ ghe khác.

Ông Trần Ngọc Anh, ngụ Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, chủ ghe câu mực công suất 250 CV, chia sẻ: “Mặc dù chi phí xăng dầu cho mỗi chuyến ra khơi hiện nay tăng hơn trước do đầu tư bóng đèn chong ban đêm nhiều, nhưng với sản lượng đánh bắt như chuyến biển đầu năm nay thì chúng tôi thu về lợi nhuận cao, xứng đáng với công sức và chi phí bỏ ra. Chuyến biển đầu năm này, ghe tôi câu được trên 2,2 tấn mực, trong đó có khoảng 100 kg mực khô. Sản lượng này tăng gấp đôi so với thời điểm khác trong năm. Anh em ngư phủ ai cũng mừng vui, phấn khởi vì sau những ngày ăn Tết trên biển, xa gia đình, người thân, chúng tôi đã được bù đắp xứng đáng”.

Anh Võ Hoàng Giang, ngư phủ ghe câu mực của ông Ngọc Anh, bày tỏ: “Năm nào tôi cũng ăn Tết trên biển. Về sum họp với vợ con thì đã hết Tết rồi, nhưng số tiền kha khá sau chuyến biển đầu năm như thế này sẽ giúp gia đình tôi ăn Tết muộn nhưng sung túc, đầy đủ hơn”.

Mặc dù thời tiết trong thời điểm Tết Nguyên đán năm nay diễn biến thất thường, không thuận lợi cho việc phơi mực ngay sau khi câu trên biển, nhưng nắm bắt được giá mực khô sẽ tăng, chủ các vựa mực khô thông tin cho các chủ ghe khuyến khích ngư phủ tranh thủ mọi thời điểm có thể hễ câu được mực thước là phơi mực khô. Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Hùng Mỹ, chủ doanh nghiệp thu mua mực khô Mỹ Thuyền, cho biết: “Chuyến biển này, các ghe câu mực bán ra khoảng 20 tấn, giá bình quân từ 600.000-650.000 đồng/kg. So với Tết năm ngoái, sản lượng bằng nhau, nhưng giá mực khô tăng khoảng 30%. Đây là tín hiệu phấn khởi đầu năm”.

Cũng như mọi năm, những người làm nghề cào lỡ thường xuất hành ra khơi đánh bắt chậm hơn 1 tháng so với những người làm nghề câu mực. Chứng kiến những chủ ghe mực trúng mùa, ông Nguyễn Văn Ne, Khóm 1, thị trấn Sông Đốc, chủ 5 chiếc ghe cào lỡ, bày tỏ: “Đây là động lực để những ghe hành nghề cào lỡ như chúng tôi hăng hái chuẩn bị ra khơi giăng mẻ lưới đầu năm. Giờ các ghe của tôi đã sẵn sàng về ngư phủ, nhiên liệu, nhu yếu phẩm. Chờ cuối con trăng tháng Giêng là vươn khơi. Hy vọng chuyến biển đầu năm của chúng tôi trúng lớn”.

Chuyến biển đầu năm 2017 tràn đầy nụ cười và hy vọng của ngư dân. Tại phố biển Sông Đốc, mùa xuân rộn ràng hơn, tươi vui hơn và dài hơn.

Báo Cà Mau, 07/02/2017
Đăng ngày 13/02/2017
Kiều Oanh
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 19:02 08/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 19:02 08/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 19:02 08/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 19:02 08/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 19:02 08/05/2024