Rùng rợn những động vật đẻ con bằng miệng

Cóc Rheobatrachus silus và cá ăn thịt sống ở vùng biển ngoài khơi Malaysia là minh chứng rõ ràng cho kiểu sinh đẻ kỳ lạ bằng miệng của động vật.

Rheobatrachus-silus

cóc

Khác biệt hoàn toàn với những loài động vật khác, loài cóc có tên khoa học là Rheobatrachus silus lại có khả năng sinh đẻ khá kỳ quái là đẻ bằng miệng. 

cóc đẻ bằng miệng

Quá trình đẻ con bằng miệng của cóc Rheobatrachus silus được các nhà khoa học miêu tả lại như sau: sau khi trứng được con đực thụ tinh, con cái sẽ nuốt chúng vào cho đến khi nó nở ra thành con nòng nọc con. Con nòng nọc này sau đó sẽ phát triển trong dạ dày của con cái trong khoảng 6 tuần trước khi chúng được con mẹ “nôn” ra. Trong thời gian này, con mẹ không được ăn gì. 

khả năng đặc biệt

Loài cóc có khả năng đặc biệt này sống chủ yếu ở vùng Queensland, Australia. Nó đã tuyệt chủng từ những năm 1980 và vào tháng 3/2013, các nhà khoa học Australia đã thành công trong việc làm sống lại bộ gen của loài cóc này. 

cóc con

Đáng tiếc là không một chú cóc con nào sống được quá vài ngày, nhưng việc làm sống lại được bộ gen của cóc đẻ bằng miệng là một thành công đáng khích lệ, tạo tiền đề cho việc làm hồi sinh những loài động vật hiện đã bị tuyệt chủng. 

cá đẻ bằng miệng

Cá nhịn ăn để ấp trứng trong miệng cũng là một trường hợp sinh vật sinh đẻ gây ngạc nhiên đối với con người. Trường hợp hiếm thấy này được tìm thấy ở loài cá ăn thịt sống ở vùng biển ngoài khơi Malaysia.

loài cá đặc biệt

Loài cá này có cách ấp trứng rất độc đáo. Sau khi trứng được thụ tinh, cá đực sẽ ngậm những quả trứng vào trong miệng của mình để bảo vệ những đứa con chưa chào đời khỏi kẻ thù. 

cá đực ấp trứng

Cá đực đảm nhiệm quá trình ấp trứng bằng miệng trong nhiều tuần. Trong thời gian ấp trứng, cá đực thậm chí phải nhịn ăn hoàn toàn cho đến khi trứng nở thành cá con. 

cá ăn thịt

Mặc dù cá đực không ăn trong thời kỳ ấp trứng, nhưng một số nghiên cứu khoa học phát hiện thấy rằng có tới 30% trứng trôi vào bụng của cá đực trong thời gian ấp trứng. Đây là lý do loài cá này được gọi là cá ăn thịt. 

Theo Kiến thức, 24/10/2013
Đăng ngày 25/10/2013
Lưu Thoa (tổng hợp)
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 17:56 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 17:56 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 17:56 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 17:56 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:56 17/11/2024
Some text some message..