Tiếp tục chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 1 (bão Mirinae)

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 1, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 12. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8.

bão Mirinae

Hồi 14 giờ ngày 27/7/2016, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ vĩ Bắc; 107,4 độ kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Thái Bình-Ninh Bình 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 10-12.

Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Như vậy từ chiều tối nay, vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, ảnh hưởng trực tiếp khu vực từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa.

Dự báo trong 6-12 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 28/7/2016, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, trên khu vực trung tâm đồng bằng bắc bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.

Do ảnh hưởng của bão sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Cô Tô, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 10-12. Biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 10-11. Ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng các tỉnh thuộc Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Việt Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Hà Nội có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và từ tối nay đến hết đêm 28/7/2016 có mưa rất to, lượng mưa khoảng 100-200mm. Dự báo trong 12-24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 13 giờ ngày 28/7/2016, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h).

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau suy yếu thành vùng áp thấp, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt do bão số 1 gây ra phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng các tỉnh thuộc Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Việt Bắc. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Ngoài ra, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động.

Tiếp tục chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 1, sáng nay ngày 27/7/2016, Bộ trưởng, trưởng BCĐ Trung ương Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp của BCĐ Trung ương về PCTT về các phương án ứng phó với những diễn biên mới của cơn bão số I.

Theo đó, Bộ trưởng - Trưởng ban Cao Đức Phát chỉ đạo: Tình hình diễn biến của cơn bão có nhiều thay đổi so với dự báo hôm qua, đặc biệt là tâm bão dịch xuống nam, có khả năng đổ bộ vào Hải Phòng – Nam Định, thời gian bão đổ bộ vào đất liền sớm hơn dự kiến, vì vậy mọi hoạt động ứng phó với bão: kêu gọi di dời tàu thuyền trên biển vào bờ hoặc tránh xa vùng tâm bão, chú ý tàu du lịch và tàu vận tải; kiểm tra lồng bè,chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, kiên quyết không để người ở lại; kiểm tra việc bố trí, sắp xếp, neo buộc tàu thuyền chắc chắn tại nơi neo đậu phải hoàn thành trước 12h trưa hôm nay (27/7/2016).

Văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về PCTT khẩn trương tiếp tục gửi công điện cho các địa phương tập trung thông báo những diễn biến mới để các địa phương chủ động ứng phó với diễn biến mới của cơn bão. Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương tiếp tục theo dõi diến biến của cơn bão và thông báo kịp thời các cơ quan liên quan để chủ động ứng phó. UBQG tìm kiêm cứu nạn, Bộ Quốc phòng gấp rút triển khai các hoạt động ứng phó, chạy đua với thời gian cho kịp diễn biến mới của cơn bão.

Fistenet, 27/07/2016
Đăng ngày 27/07/2016
Hà Kiều
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 05:21 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 05:21 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 05:21 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 05:21 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 05:21 27/04/2024