Khắc với phần lớn các họ hàng của mình, loài cua này có thân mình khum tròn như mai rùa và cả một chiếc “đuôi”, thực chất là phần thân sau đã thoái hóa.
Với cặp càng sắc lẻm hình thù giống như lưỡi rìu và bộ áo giáp dày lởm chởm gai nhọn, cua huỳnh đế trông giống như một chiến binh lì lợm của biển cả.
Loài cua này thường sinh sống dưới những đáy biển nước trong, ẩn thân mình trong cát, vừa cảnh giới vừa rình mối.
Đây là một loài cua có kích cỡ khá lớn. Những con cua huỳnh đế sống tại vùng biển nước sâu có thể nặng hơn 1kg.
Tên gọi cua huỳnh đế có một nguồn gốc thú vị. Loài cua này vốn nổi tiếng thơm ngon, được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua tức cua nên gọi là cua “hoàng đế”.
Nhưng sau khi trở thành sản vật tiến vua chúa, quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi thành “huỳnh đế” vì sợ phạm húy.
Ngày nay cua huỳnh đế là đặc sản có giá trị kinh tế cao của vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Định.
Thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô và độ đạm cao có thể chế biến các món như hấp, rang me, rang muối, nướng...
So với các loại hải sản thường gặp, cua huỳnh đế thuộc vế một đẳng cấp khác, được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ... Hiện, loại cua này được bán trên thị trường với giá khoảng 500 ngàn đồng. Ảnh: Internet.