Ông Trần Hữu Lộc, ĐH Arizona (Hoa Kỳ): Đã xác định hội chứng tôm chết sớm

Hội thảo về hội chứng tôm chết sớm (EMS) - hội chứng hoại tử gan tuỵ trên tôm nuôi (AHPNS) mới được tổ chức tại trường Đại học Nông lâm TP.HCM do nhóm nghiên cứu là các GS.TS Trường ĐH Arizona Hoa Kỳ về VN để báo cáo kết quả.

Trần Hữa Lộc, EMS, Trà Vinh
Ông Trần Hữa Lộc, nghiên cứu sinh TS cùng các GS Đại học Arizona kiểm tra thực tế tôm bị bệnh EMS tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh năm 2012

Ông Trần Hữu Lộc vừa hoàn thành chương trình TS tại ĐH Arizona, đồng thời là giảng viên ĐH Nông lâm TPHCM là tác giả chính của đề tài. Nhân cuộc hội thảo, chúng tôi tranh thủ thời gian phỏng vấn TS Trần Hữu Lộc xoay quanh kết quả nghiên cứu dịch bệnh EMS trên tôm nuôi ở VN và khu vực.

Xin chào và chúc mừng ông từ Hoa Kỳ trở về VN cùng các GS.TS của ĐH Arizona để báo cáo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc và Bộ NN-PTNT VN về kết quả nghiên cứu bệnh hội chứng tôm chết sớm-hoại tử gan tuỵ trên tôm nuôi ở VN cũng như diễn biến dịch bệnh này ở khu vực châu Á.

Ông có thể tóm tắt lịch sử của hội chứng EMS và những tiến bộ trong nghiên cứu về dịch tôm chết do hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (EMS) mà các nhà khoa học cộng sự tại ĐH Arizona thực hiện trong suốt 3 năm qua cho đến thời điểm hiện tại?

Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến bà con nông dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu về hội chứng hoại tử gan tuỵ - hội chứng tôm chết sớm ở VN và các nước ĐNA. Chúng tôi lần đầu tiên về VN để nghiên cứu về hội chứng hoại tử gan tuỵ - hội chứng tôm chết sớm (AHPNS/EMS) vào tháng 6/2011, dưới sự giúp đỡ của Bộ NN-PTNT và Cục Thú y.

Chúng tôi đến Sóc Trăng để thu mẫu và thực hiện các nghiên cứu ở ĐH Arizona và tháng 12/2011 đến tháng 6, tháng 7/2012 tôi tiếp tục trở về VN để làm việc với tất cả các tỉnh có dịch bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm.

Đặc biệt là tôi nghiên cứu tập trung ở tỉnh Trà Vinh cũng như tháng 12/2012, tôi quay lại ở VN để tiếp tục thực hiện một số nghiên cứu ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh. Thông qua các nghiên cứu ở các tỉnh ĐBSCL, tôi đã xác định Hội chứng hoại tử gan tuỵ là 1 bệnh lây do vi khuẩn, và tôi đã lấy mẫu vi khuẩn này về trường ĐH Arizona để thực hiện tiếp các nghiên cứu.

Ở trường ĐH Arizona, tôi đã xác định 1 mầm bệnh hiện diện trên tôm gây nên hội chứng hoại tử gan tuỵ. Do mầm bệnh này đã được xác định, hiện nay chúng ta có thể đổi cách gọi “Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp trên tôm” thành “Bệnh hoại tử gan tuỵ cấp trên tôm”.

Theo như những kết quả nghiên cứu của ông, nguyên nhân chính yếu nào, dẫn đến tình trạng tôm nuôi chết sớm hàng loạt ở VN trong những năm qua?

Tác nhân gây bệnh, hay còn gọi là nguyên nhân chính gây ra bệnh đã chứng minh được ở ĐH Arizona là do 1 dòng của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện diện trên đường ruột của con tôm, nó tạo ra 1 loại độc tố làm hư hại gan tuỵ của tôm ở giai đoạn sớm của bệnh, và nó là mầm bệnh duy nhất gây ra hoại tử gan tuỵ.

Nghiên cứu này của chúng tôi đã đăng tải trên các tạp chí; ấn phẩm khoa học và đã được các nhà khoa học uy tín trên thế giới về lĩnh vực tôm, xác nhận và chấp thuận. Tôi mong muốn các ấn phẩm này sớm đến tay tất cả bà con, và những người làm trong lĩnh vực khoa học bệnh thuỷ sản có quan tâm đến vấn đề bệnh này.

Dịch bệnh này có thể lây lan hay không? Cơ chế lây lan như thế nào?

Chúng tôi đã chứng minh thành công bệnh này có khả năng lây, và nguyên nhân bệnh là do 1 mầm bệnh vi khuẩn duy nhất. Cơ chế lây của nó là qua đường miệng.

Để hạn chế dịch bệnh EMS đối với tôm nuôi, người nuôi cần thực hiện những giải pháp như thế nào?

Ở góc độ khoa học, theo tôi việc đầu tiên quan trọng nhất là chúng ta phải làm gì đó, làm cách nào để chẩn đoán sớm, phát hiện mầm bệnh từ con giống hoặc từ môi trường (nếu có). Đó là điều quan trọng nhất. Chúng tôi đang cố gắng thực hiện vấn đề này cũng như các giải pháp khống chế bệnh.

Còn đối với bà con nuôi tôm, để giảm thiểu được thiệt hại bằng cách là bà con phải thực hiện theo các hướng dẫn thực hành nuôi tốt. Thí dụ như ở trong ao nuôi, phải có đầy đủ về quy trình thực hiện an toàn sinh học. Phải có ao lắng và cách xử lý phải tuân thủ theo các hướng dẫn đã được ban hành.

Khi dịch bệnh xảy ra, không nên xả nước trong ao trực tiếp ra ngoài môi trường, và phải diệt khuẩn đủ thời gian trước khi xả ra môi trường. Trước khi có những giải pháp đồng bộ từ phía các nhà khoa học, nghiên cứu và chứng minh thì tôi chỉ có thể khuyên bà con một số điều.

Thí dụ như bà con nên sử dụng các nguồn con giống có chất lượng tốt. Thực hiện việc chuẩn bị ao nuôi tốt và có thể thực hiện tốt một số giải pháp tăng cường sự an toàn và tính bền vững trong hệ thống ao nuôi. Thí dụ như nuôi ghép hay luân canh với một số loài thuỷ sản khác để tăng thêm tính bền vững trong hệ thống nuôi trồng của chúng ta.

Để phát triển nghề nuôi tôm bền vững trên thế giới nói chung và ở VN nói riêng, giải pháp nào là căn cơ nhất?

Nếu nói cho toàn thế giới thì cực kỳ khó, nghề nuôi tôm của chúng ta luôn có nhiều khúc mắc và khó khăn. Chúng ta phải tìm cách tháo gỡ các khúc mắc một cách đồng bộ. Trước tiên, chúng ta phải đưa khoa học vào SX.

Nếu dịch bệnh xảy ra, chúng ta phải tìm hiểu dịch bệnh đó nguyên nhân gì, và hiểu động thái của bệnh học đó như thế nào dựa trên các cơ sở khoa học, để chúng ta đưa ra các giải pháp phải có hiệu quả và phải được bà con chấp nhận.

Thời gian qua, trong dư luận có nhiều thông tin đưa ra là đã tìm được nguyên nhân của dịch bệnh, hoặc đưa ra các quy trình nuôi để hạn chế dịch bệnh. Ông nghĩ sao về các thông tin này?

Ở ĐH Arizona, nơi tôi đang làm việc và tôi đã phát hiện ra được mầm bệnh, cũng như chứng minh được nó là nguyên nhân duy nhất gây nên hội chứng gây hoại tử gan tuỵ - EMS vào khoảng cuối tháng 2/2013, dựa vào các mẫu vật mà tôi đem từ VN qua.

Mặc dù chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân ở thời điểm đó, nhưng chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian và công sức để chứng minh chính xác những điều chúng tôi đã tìm ra, để không có các sai sót trong khoa học.

Và sau đó vào đầu tháng 4/2013, tôi là tác giả chính có gửi bài báo khoa học lên tạp chí Bệnh động vật thuỷ sản thế giới và đã được chấp thuận. Cho nên đến thời điểm hiện tại, theo như tôi biết thì phòng thí nghiệm của ĐH Arizona, nơi tôi làm việc là nơi duy nhất đang có mầm bệnh và có phương pháp gây bệnh chuẩn.

Cho nên các giải pháp mà chúng tôi đưa ra, có thể giúp bà con khống chế bớt mầm bệnh đó như thế nào, thì phải dựa trên cơ sở gây bệnh thực nghiệm. Trong môi trường thí nghiệm phải thoả mãn, và thể hiện được hiệu quả. Nếu không, khi đưa ra ngoài ao thì số lượng mẫu không đủ lớn và quá nhiều yếu tố mà chúng ta không khống chế được.

Cho nên rất khó để chúng ta khẳng định được một sản phẩm, hoặc một quy trình nào có hiệu quả hay không hiệu quả mà không qua thử nghiệm lâm sàng.

Hiện tại chúng tôi đã có mô hình gây bệnh thực nghiệm, để có thể chứng minh một sản phẩm nào đó có hiệu quả hay không? Có khả năng khống chế được dịch bệnh hay không? Do đó, bà con nên lựa chọn thông tin và suy nghĩ trước khi sử dụng một sản phẩm nào đó.

Về cá nhân, ông sẽ làm gì để đóng góp cho VN để phát triển nghề nuôi tôm biển bền vững ở VN cũng như các nước trong khu vực?

Tôi xin nói trước về góc độ thế giới, hiện tại có khá hiều tập đoàn, công ty cũng như Chính phủ của các nước có ngành nuôi tôm, cũng như Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, có hợp tác và mong muốn chúng tôi hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chuyên gia, để giúp đỡ những nước hoặc những vùng nuôi tôm làm sao đừng có bệnh. Nếu có bệnh rồi thì làm sao để khống chế và hạn chế sự lây lan.

Theo chúng tôi nghĩ, trước mắt và khó khăn nhất mà chúng ta đang làm, là làm sao phải có được test PCR sớm để phát hiện mầm bệnh. Để dựa trên cơ sở đó, chúng ta có thể kiểm tra con giống vận chuyển đi giữa các vùng nuôi, các nước đạt được sự an toàn.

Còn trước mắt là đã có những khuyến nghị việc di chuyển tôm sống, di chuyên tôm bố mẹ giữa các nước có dịch và không có dịch, cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Xin cảm ơn ông!

"Về góc độ ở VN, chúng tôi đã có nhiều đóng góp các ý kiến và tư vấn hỗ trợ cho phía Bộ NN-PTNT; Cục Thú y về mặt khoa học kỹ thuật, và những thông tin để ở góc độ quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý ngành thuỷ sản của chúng ta, để có thể sẽ xem xét và có những chính sách và ban hành các quy định về nuôi tôm, vận chuyển con giống và kỹ thuật trong nuôi tôm hợp lý, để có thể giúp ích cho bà con nuôi tôm", TS Trần Hữu Lộc.

http://nongnghiep.vn/
Đăng ngày 03/07/2013
THANH LONG

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 08:00 15/06/2024

Một số bệnh trên tôm ở giai đoạn ấu trùng và giống

Kể từ khi nghề nuôi tôm ra đời vào những năm 1970, sản xuất giống thương mại đã cần phải mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu về hậu ấu trùng. Tuy nhiên, việc thiếu các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trong quá trình mở rộng này đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn và nấm, đặc biệt là bệnh do Vibrio.

Tôm thẻ
• 11:59 03/06/2024

Làm sao để nhận biết tôm thẻ bị bệnh gan?

Trong số các vấn đề sức khỏe mà tôm thường gặp phải, bệnh gan là một trong những vấn đề phổ biến và có thể gây tổn thất lớn đối với nuôi tôm. Tuy nhiên, việc nhận biết triệu chứng của bệnh gan ở tôm có thể không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

Tôm vàng gan
• 09:33 24/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 09:52 10/05/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 05:23 17/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 05:23 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 05:23 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 05:23 17/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 05:23 17/06/2024
Some text some message..