Tiếng kêu từ đại dương xanh

Đại dương chiếm tới hơn 90% khối lượng nước của hành tinh và là ngôi nhà của hơn một triệu loài từ những loài lớn nhất như cá voi xanh tới những loài kỳ lạ nhất như cá blobfish.

dai duong xanh

Tuy vậy đại dương và những cư dân của nó cũng không thoát khỏi bị ảnh hưởng bởi con người, với tình trạng đánh bắt cá quá mức, thay đổi khí hậu, và ô nhiễm làm mất ổn định môi trường biển khắp thế giới. Các nhà khoa học biển xem đánh bắt cá quá mức là một trong những mối đe dọa lớn nhất. Theo Điều tra về đời sống biển, một cuộc khảo sát quốc tế kéo dài một thập kỷ về đời sống đại dương hoàn thành năm 2010, ước tính 90% những loài cá lớn đã biến mất khỏi các đại dương trên thế giới, là nạn nhân đầu tiên của việc đánh bắt cá quá mức.

Hàng chục nghìn cá ngừ vây xanh bị đánh bắt mỗi năm ở Biển Bắc trong những năm từ 1930 tới 1940. Ngày nay các vùng biển ở Bắc Âu hầu như không còn thấy bóng dáng của loại cá này. Cá bơn (halibut) cũng chịu chung số phận, biến mất phần lớn ở các biển Bắc Đại Tây Dương trong thế kỷ 19. Nghề cá cũng bị ảnh hưởng, những lưới đánh cá rê còn lại ở Biển Ireland mang về chẳng có gì ngoài tôm và sò. Tình hình này còn tồi tệ hơn ở Đông-Nam Á. Ở Indonesia và Thái-lan, người ta đánh bắt cả cá con và trứng cá, nghiền thành bột để làm thức ăn cho những trang trại nuôi tôm ven biển. Nhà sinh học biển Callum Roberts, Trường đại học York, Anh nói. “Chúng ta cần một môi trường biển đa dạng giống loài, điều đó khiến nó có thể chống chọi tốt hơn với sự biến đổi khí hậu”.

LƯỚI KÉO ĐÁY- THẢM HỌA CỦA BIỂN

Cá orange roughy bị đánh bắt hàng loạt bằng tàu đánh cá lưới rà, dẫn đến suy giảm số lượng nghiêm trọng.
Cá orange roughy bị đánh bắt hàng loạt bằng tàu đánh cá lưới rà, dẫn đến suy giảm số lượng nghiêm trọng.

Lưới kéo đáy biển là một trong những biện pháp đánh cá hủy hoại nặng nề nhất môi trường biển. Chiếc lưới rộng khoảng 60 m2 rê trên đáy biển 20 km, lôi theo rùa, san hô và bất cứ thứ gì trên đường đi của nó, giống như chiếc máy ủi đất vậy. Với cách đánh bắt này, những sinh vật biển không mong muốn có thể chiếm tới 90% khối lượng đánh bắt trong một mẻ lưới.

Theo ước tính trong báo cáo năm 2010 của tổ chức Conservation Letter (thuộc Hiệp hội bảo tồn sinh học), một triệu con rùa biển bị giết do đánh bắt trong giai đoạn 1990-2008 và nhiều loài nằm trong danh sách bị đe dọa của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Những người tham gia chiến dịch với sự hỗ trợ của các nhà khoa học biển, đã nhiều lần cố thuyết phục các nước đồng ý với một lệnh cấm quốc tế, với lý do kiểu đánh bắt này hủy hoại các rạn san hô và những loài cá phát triển chậm, có thể mất nhiều thập kỷ để trưởng thành. Tác động lớn của việc đánh bắt bằng lưới kéo đáy biển biểu hiện rõ nhất ở cá biển sâu. Theo các nhà khoa học biển, loài cá orange roughy hiện số lượng giảm tới 90%. Cá này được tìm thấy ở những núi dưới biển giàu khoáng chất hình thành nên san hô và được xem như trung tâm sinh sản và nuôi dưỡng sự đa dạng sinh vật biển.

Giáo sư sinh học biển Ron O’Dor tại Trường Dalhousie Canada nói trong Điều tra về đời sống biển: Thực tế đáng buồn là con người không nhận ra chúng ta tác động sâu sắc đến đại dương thế nào, nhiều điều chúng ta chưa kịp thấy đã biến mất trước khi chúng ta có cơ hội. Phương pháp đánh bắt này cần bị cấm.

VÀ NGUY CƠ AXIT HÓA NƯỚC BIỂN

Đại dương hấp thụ tới 1/3 khí thải các-bon đi-ô-xít trong lúc sản sinh tới 50 % lượng ô-xy chúng ta hít thở. Nhưng cái giá phải trả của việc hút nhiều lượng CO2 là ngày càng tăng lượng axit trong nước. Giáo sư O’Dor nói: Hai điều tồi tệ nhất xảy đến với đại dương là sự ấm lên toàn cầu và axit hóa đại dương. Chúng sẽ tạo nên những tác động khủng khiếp tới rạn san hô. Bởi sự axít hóa, san hô không thể phát triển và sẽ bị phân hủy.

Đại dương trở nên axit hóa nhiều hơn 30% từ khi cách mạng công nghiệp bắt đầu vào thế kỷ 18 và được dự đoán sẽ tăng lượng axit tới 150% vào cuối thế kỷ này, theo báo cáo của UNESCO đưa ra năm ngoái. Một rặng san hô ở ngoài khơi biển Na Uy được phát hiện năm 2007 có nguy cơ sẽ chết vào năm 2020. Ước tính gần đây cho rằng, 30% rặng san hô sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm vào năm 2050, bởi tác động của việc axit hóa đại dương và trái đất ấm lên.

Mức axit cao cũng làm gián đoạn khả năng phát triển, tái sinh và thở của các sinh vật biển. Điều tra đời sống sinh vật biển cho biết, sinh vật phù du, những thực vật cực nhỏ sản sinh phần lớn ô-xy của đại dương đã giảm chừng 1% từ 1900. Con số tuy nhỏ nhưng ít người biết rằng đời sống thực vật ảnh hưởng rất lớn tới chuỗi thức ăn của các sinh vật biển khác. Chẳng hạn chim biển thường nghỉ và ăn ở Spitsbergen, một hòn đảo Na Uy gần Bắc Cực nay đã hoàn toàn vắng bóng bởi không còn nguồn thức ăn dồi dào như trước.

Giáo sư bảo tồn sinh học tại trường Oxford, Anh, Alex Rogers nói: Có những điều lớn lao không thể tính đếm bằng giá trị kinh tế được. Chúng ta có thể tính thiệt hại của nghề cá, nhưng sao có thể tính giá trị việc sản xuất ô-xy hay hấp thu các-bon đi-ô-xít của biển?

Các nhà bảo tồn biển cho rằng, ít nhất 30% đại dương cần được đưa vào vùng bảo vệ, nơi đánh cá và khai thác mỏ khoáng có giá trị ở đáy biển phải bị cấm hay hạn chế. Nhà sinh học biển Callum Robert, người giúp hình thành mạng lưới đầu tiên về các vùng bảo vệ biển năm 2010 nói rằng như thế chưa đủ. “Tôi có thể tổng kết: Chúng ta cần đánh cá ít hơn, bằng những cách gây hại ít hơn, ít nước hơn, ít ô nhiễm hơn và bảo vệ nhiều hơn. Chúng ta sẽ phải xây dựng sức sống, sự đa dạng, giàu có, của đời sống biển, tạo cho đại dương khả năng phục hồi chúng cần để vượt qua những giai đoạn khó khăn trước mắt”.

Tác động lớn của việc đánh bắt bằng lưới kéo đáy biển biểu hiện rõ nhất ở cá biển sâu. Theo các nhà khoa học biển, loài cá orange roughy hiện số lượng giảm tới 90%.

Tác động lớn của việc đánh bắt bằng lưới kéo đáy biển biểu hiện rõ nhất ở cá biển sâu. Theo các nhà khoa học biển, loài cá orange roughy hiện số lượng giảm tới 90%.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 21/08/2013
dương quân
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 02:32 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 02:32 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 02:32 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 02:32 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 02:32 23/11/2024
Some text some message..