Hoạ xâm lăng từ... cá lau kính

Một loài cá ngoại lai đang gây hại không chỉ cho nghề nuôi cá ở Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh… mà mới đây các nhà khoa học còn phát hiện dấu hiệu xâm lấn của nó cùng 11 loài ngoại lai khác tới nhiều loài động thực vật bản địa, dẫn tới nguy cơ phá vỡ đa dạng sinh học ở khu Bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai – vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

cá lau kính
“Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ giúp cá lau kính trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng”. Ảnh: Thanh Trước

“Lau” tuốt chứ không chỉ kính

TS Trần Triết, giám đốc trung tâm Nghiên cứu đất ngập nước, nguyên trưởng bộ môn sinh thái học và sinh học tiến hoá, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết, cá lau kính có tên tiếng Anh là “suckermouth catfish”, giới buôn bán cá cảnh gọi chúng là “pleco” xuất phát từ tên khoa học Hypostomus plecostomus. Thức ăn chính của cá lau kính là rong, rêu, tảo bám trên nền đáy hoặc bề mặt thực vật. Ở môi trường mới, một số loài cá lau kính có thể đạt đến kích thước 70cm trong khi ở nguyên quán kích cỡ lớn nhất của chúng chỉ khoảng 30cm. Đây là một loài cá cảnh rất thường gặp ở nhiều nơi trên thế giới, thông qua con đường nhân giống và buôn bán mà chúng thoát ra môi trường tự nhiên và được xem là loài xâm hại ở một số quốc gia. Cụ thể ở Mỹ, chúng đã xâm nhập nhiều tiểu bang, trong đó Florida, Texas và đặc biệt bang Hawaii đã xem cá lau kính là loài ngoại lai xâm hại. Singapore cũng báo cáo cá lau kính đã xuất hiện trong các vực nước tự nhiên...

Theo số liệu của cục Tài nguyên sinh học Mỹ, cá lau kính có biên độ sinh thái rất rộng đối với nhiều yếu tố môi trường. Chúng sinh sống ở nơi nước tĩnh và cả ở các suối có nước chảy nhanh. Chúng có mặt ở các ao cạn và cả ở hồ sâu, chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt nhưng sống được trong vùng nước lợ cửa sông. Chúng có thể chịu đựng được tình trạng nước bị nhiễm bẩn cao có hàm lượng oxy hoà tan thấp và ở những vực nước tù đọng với nhiều khí sulfur hydro. Là một loài nhiệt đới nhưng chúng cũng xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ khá lạnh trong mùa đông. Một số quan sát ghi nhận cá lau kính có thể di chuyển trên cạn ở một khoảng cách nhất định để chuyển từ vực nước này sang vực nước khác. TS Triết nhận định: “Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ đã giúp chúng trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng. Ở nước ta, đặc biệt lo ngại là việc cá lau kính sẽ phát triển với mật độ cao trong các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, chắc chắn dẫn đến nhiều xáo trộn trong hệ sinh thái thuỷ vực thông qua việc mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng như sự cạnh tranh trực tiếp đối với các loài cá bản địa có cùng tập tính. Hậu quả cuối cùng có thể là việc giảm thiểu đa dạng sinh học”.

Theo cục Tài nguyên sinh học Mỹ, một khi cá lau kính đã xâm lấn với mật độ cao thì việc kiểm soát chúng rất khó khăn. Ở Hawaii đã thử nghiệm nhiều biện pháp, kể cả dùng sốc điện, nhưng không thành công. “Việc kiểm soát cá lau kính có thể được thực hiện ở các ao nuôi qua việc tát cạn và làm vệ sinh ao, tuy nhiên phương pháp này khó áp dụng ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một nghiên cứu của đại học Londrina, Brazil gợi ý sử dụng tác nhân sinh học để kiểm soát nhưng việc sử dụng các tác nhân sinh học đòi hỏi một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và tốn kém để bảo đảm độ an toàn… Trong khi chờ đợi một biện pháp kiểm soát triệt để, người dân ở các nơi phát hiện thấy cá lau kính nên loại chúng ra khỏi các vực nước càng nhiều càng tốt”, TS Triết lưu ý.


Các nhà khoa học khuyến khích người dân nếu phát hiện thấy cá lau kính nên loại chúng ra khỏi các vực nước.

Bài học đã có ở láng giềng

Theo ThS Trần Minh Trí, giảng viên khoa kinh tế đại học Nông lâm TP.HCM, ở nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển đàn của cá lau kính đã trở thành vấn nạn đối với hệ sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản. Trang web của ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, đến cuối thập kỷ 1990, sông Marikina của Philippines có nguồn lợi cá rất dồi dào với một số loài như: cá rô phi (tilapia), cá chép (carp), cá trê (catfish)... nên là nguồn sinh kế của nhiều hộ dân dọc bờ sông, nhưng vài năm sau đó cá lau kính xuất hiện và nguồn cá tự nhiên trên dòng sông này giảm một cách đáng kể. Theo ước lượng năm 2005, tỷ lệ cá lau kính trên các loài cá khác ở dòng sông này là 10:1. Nguyên nhân của sự thay đổi này là sự phát triển đàn rất nhanh của cá lau kính và tính phàm ăn của chúng. Dù không trực tiếp tấn công các loại cá khác, nhưng cá lau kính đã giành hết thức ăn và ăn cả trứng những loài cá khác khiến một số loài cá gần như tuyệt chủng.

Không chỉ tạo ra sự mất cân bằng cho động vật trên sông, tính phàm ăn của cá lau kính còn huỷ diệt các loài thực vật dưới nước. Và cuối cùng, hang của chúng gây sạt lở và xói mòn dọc bờ sông... “Bài học từ Philippines cho thấy phần nào tác hại của sự bùng nổ cá lau kính. Tôi đề nghị các nhà khoa học chuyên ngành thuỷ sản nên có những nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm, lợi ích và đặc biệt là tác hại của cá lau kính để phổ biến rộng rãi cho người dân sớm biết”, ThS Trí nói.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 06/11/2013
Đăng ngày 06/11/2013
Tuấn Sơn – Lê Trung
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 03:25 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 03:25 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 03:25 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 03:25 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 03:25 09/01/2025
Some text some message..