Ðộng lực mới cho ngành thủy sản khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Thời gian gần đây, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh nghiên cứu, nhân giống, bảo tồn các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nhưng đang có nguy cơ bị cạn kiệt.

nhan giong tom su
Bể ươm tôm sú giống bố mẹ ở Trung tâm nhân giống

Việc nghiên cứu, ứng dụng có nhiều đột phá, thể hiện qua các đề tài đã được chuyển giao mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho  ngành thủy sản khu vực miền trung và Tây Nguyên.

Chỉ tính từ năm 2012 đến nay, cơ quan nghiên cứu này đã thực hiện 27 đề tài nghiên cứu; trong đó có tám đề tài cấp Nhà nước, 11 đề tài cấp bộ, ba dự án khuyến ngư trung ương... Ðề tài tiêu biểu mới đây nhất là "Nghiên cứu, ứng dụng chỉ thị phân tử và các phương pháp khác để lựa chọn nguồn vật liệu phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng trên cua xanh" của Tiến sĩ Lê Văn Chí, kinh phí thực hiện ba tỷ đồng, từ năm 2011 đến 2013. Ðề tài đã hoàn thành nuôi vỗ cua bố mẹ, sàng lọc, cắt mắt, cho kết cặp và sinh sản tạo thế hệ con. Kết quả nghiên cứu đã tạo được chín quần đàn cua với tổng số khoảng 27 nghìn con. Hiện, nghiên cứu được ứng dụng để nuôi ương các quần đàn F1 ở cả ba miền bắc, trung, nam.

Nghiên cứu điển hình nữa là "Sử dụng các hoạt chất sinh học bổ sung vào thức ăn nuôi phát dục tôm sú, tôm chân trắng nhằm nâng cao chất lượng đàn tôm bố mẹ", kinh phí thực hiện 2,3 tỷ đồng, từ năm 2012 đến 2013. Kết quả nghiên cứu đã sản xuất được 1,5 triệu con tôm sú giống; 1 triệu con tôm thẻ chân trắng giống. Ðề tài đã phân tích thành phần sinh hóa của các loại thức ăn tươi nuôi tái phát dục phổ biến và buồng trứng tôm sú, tôm chân trắng thành thục; đồng thời, xác định các hoạt chất sinh học thông qua việc đánh giá hiệu quả nuôi tôm bố mẹ tái phát dục dựa trên cơ sở sử dụng nhiều khẩu phần thức ăn khác nhau.

Nhiều kết quả nghiên cứu khác của Viện cũng đang được ứng dụng hiệu quả, như: sản xuất giống bán đơn và thử nghiệm nuôi thương phẩm hàu thái bình dương và hàu muỗng tại tỉnh Bình Ðịnh; phát triển nuôi cua biển; lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước lợ, mặn; hoàn thiện quy trình sản xuất ghẹ lột; quy trình nuôi cá lăng nha thương phẩm ở tỉnh Kon Tum...

Nhân dân
Đăng ngày 03/06/2013
Nuôi trồng

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 10:19 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Những điều bạn cần biết khi ủ cám gạo cho tôm ăn

Cám gạo là dạng thức ăn tinh bột cao rất tốt cho tôm, cá. Vậy cần biết cách ủ cám gạo cho tôm ăn để cung cấp cho tôm đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho tôm phát triển nhanh nhất.

Cám gạo
• 10:24 28/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:24 28/10/2024

Tôm Việt Nam khẳng định chất lượng trên thị trường EU và tiềm năng phát triển

Tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định chất lượng và vị thế vững chắc của mình trên thị trường châu Âu (EU), một trong những thị trường khó tính nhất thế giới. Với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, thị trường EU đã tạo ra không ít thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội lớn để tôm Việt Nam tỏa sáng và chinh phục thị trường quốc tế.

Nhẫn tôm
• 10:24 28/10/2024

Một loài cá sở hữu “chiếc nanh” độc lạ

Dường như những sinh vật biển bao giờ cũng có sức hấp dẫn vô cùng tận với con người, bởi tạo hóa đã ban cho chúng nhiều đặc điểm hình thể mà những sinh vật trên cạn phải đặt dấu chấm hỏi vì sự khác thường và kỳ lạ của chúng.

Cá nanh heo
• 10:24 28/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 10:24 28/10/2024
Some text some message..