10 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Trong series Monster River của kênh truyền hình Animal Planet, Jeremy Wade đã cho khán giả chứng kiến những chuyến đi săn thủy quái có thật.Với những con thủy quái khổng lồ và những truyền thuyết xung quanh chúng, sự nguy hiểm và những gì chúng đã làm với con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua 10 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất, vẫn luôn dình dập và đe dọa tính mạng con người ở những khu vực gần cửa sông.

Cá hổ Congo
Cá hổ Congo

10. Goliath (Cá hổ Congo)

Loài cá này là một huyền thoại của các con sông ở Congo, một con quái vật khủng khiếp mà khiến cho những con piranha được xếp bên cạnh cũng chỉ như những con cá 7 màu. Với chiều dài lớn nhất gần 2m, cân nặng khoảng 30kg, con thủy quái này có thể dễ dàng xé nát một con mồi lớn chỉ trong vài giây. Miệng của con quái vật này được trang bị hàm răng sắc nhọn, như những lưỡi dao dài tới 5cm. Trước đây đã có rất nhiều vụ mất tích ở sông Congo và người ta đồn đại rằng có những sức mạnh bóng tối bao trùm những con sông này. Cho đến mãi sau này người ta mới biết được thủ phạm chính là con thủy quái dài 2m sống dưới lòng sông, đã từng bị Jeremy Wade bắt được.

9. Piraiba (Cá da trơn Nam Mỹ)

cá da trơn nam mỹ

Một huyền thoại của Amazone, cá Piraiba được mệnh danh là loài cá da trơn lớn nhất Nam Mỹ, với chiều dài tối đa lên đến 3m và cân nặng có thể lên đến hơn 200kg. Miệng của con thủy quái này rộng đến hơn 40cm và có thể dễ dàng nuốt trọn một con mồi lớn. Loài cá da trơn này sử dụng màu sắc trên cơ thể để ngụy trang trong việc đi săn, với màu xanh xám ở lưng và màu trằng dưới vùng bụng. Chúng ăn mọi loại con mồi từ cá lớn đến các loài thú và có cả con người, may mắn là con người không phải thức ăn ưa thích của chúng. Số vụ người chết và mất tích liên quan đến cá da trơn Nam Mỹ được thống kê là khá thấp, tuy nhiên chúng vẫn là một trong những loài thủy quái nước ngọt đáng sợ nhất.

8. Goonch (Cá da trơn Ấn Độ)

cá da trơn ấn độ

Hoạt động chủ yếu trên sông Kali, chạy giữa Ấn Độ và Nepal, loài cá da trơn này có chiều dài gần 2m và cân nặng khoảng 70kg. Nhiều người cho rằng loài cá này có thể phát triển kích thước lớn như vậy là do dòng sông Kali bị ô nhiễm bởi các nhà máy công nghiệp cùng với việc xử lý xác chết trong các nghi thức của tang lễ Hindu đã khiến loài cá này bị đột biến. Loài thủy quái này cũng có một cái miệng khổng lồ cùng hàm răng tuy nhỏ nhưng sắc như dao cạo. Hiện tại, đã có báo cáo về một vụ bị tấn công bởi loài cá Goonch ở Ấn Độ và một cậu bé 18 tuổi đã thiệt mạng, người ta không bao giờ tìm được xác của cậu bé đó nữa.

7. Barracuda (Cá nhồng Châu Âu)

cá hồng châu âu

Có thân hình thon dài gần 2m, những con Barracuda giống như những quả ngư lôi sống với bộ hàm dài tới gần 10cm và hàm răng sắc nhọn. Những quả ngư lôi này thường sống đơn độc cho đến kỳ sinh sản, chúng săn mồi bằng cách ngụy trang thông qua việc thay đổi màu sắc cơ thể để hòa vào môi trường xung quanh. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá nhỏ. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, khi hàng trăm con Barracuda tập trung trong một khu vực, lượng thức ăn khan hiếm và chúng có thể ăn thịt cả đồng loại do bản tính hiếu chiến của mình, vào những lúc này con người hoặc những loài cá lớn cũng có thể trở thành mồi ngon cho một bầy Barracuda.

6. Wels (Cá trê khổng lồ)

cá trê khổng lồ

Các vùng biển của Châu Âu có thể khá yên bình, nhưng nếu bạn đi du lịch đến gần khu vực các cửa sông, có thể bạn sẽ bắt gặp một trong những con thủy quái nước ngọt dài tới 4m và nặng gần 200kg. Đó chính là loài cá trê khổng lồ, thuộc bộ cá da trơn, thường sống ở khu vực cửa sông của Tây Ban Nha hoặc sông Volga của Nga. Con thủy quái này có một bộ hàm khổng lồ với những chiếc răng nhỏ sắc như dao cạo, khiến cho không một con mồi nào có thể thoát khỏi. Gần đây đã có xác nhận một vụ tấn công của loài cá này vào một vận động viên bơi lội người Đức. Tại Nga, người ta đã bắt được một con cá trê khổng lồ và phát hiện toàn bộ cơ thể một người bên trong dạ dày của nó.

5. Stringray (Cá đuối nước ngọt)

cá đuối nước ngọt

4. Muskellunge (Cá chó)

cá chó

Đây là loài cá có cùng họ hàng với cá Barracuda, Muskellunge cũng có một thân hình thon dài và bộ hàm lớn với những chiếc răng nanh lớn cùng hàng trăm răng nhỏ sắc như dao cạo. Muskellunge là loài lớn nhất trong họ cá chó, chiều dài của chúng có thể lên đến 2m, cân nặng chỉ khoảng 50kg. Tuy nhiên với bộ hàm đầy răng nhọn, chúng có thể gây ra những vết thương cực kỳ nghiêm trọng cho con mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài cá và động vật có vú nhỏ. Cũng đã có những ghi nhận về các vụ tấn công con người, tuy nhiên may mắn là chưa có ai thiệt mạng.

3. Lươn điện (Cá da trơn)

lươn điện

Lươn điện thuộc bộ cá da trơn, thường sống ở các con sông Amazon, với kích thước lớn nhất ghi nhận được là 2,5m và nặng 25kg. Lươn điện không có bộ hàm to khỏe hay những chiếc răng sắc nhọn, chúng cũng không có độc mà sử dụng một cách vô cùng đặc biệt để săn mồi cũng như tự vệ, đó là khả năng phòng ra dòng điện tới 600 volt. Dòng điện này đủ khả năng để giết một người trưởng thành, trong nhiều trường hợp khác, những cú sốc điện nhẹ hơn cũng đủ làm nạn nhân bất tỉnh và có thể dẫn đến chết đuối. Tuy nhiên lươn điện vẫn có thể bị xử đẹp một cách an toàn chỉ với một đôi găng tay cao su.

2. Alligator Gar (Cá sấu mõm dài)

cá sấu mõm dài

Loài cá sấu mõm dài này dễ làm nhiều người liên tưởng đến một con quái vật từ thời tiền sử, với một thân hình dài, lớn và bộ hàm khá đặc biết, cùng với nhiều tầng răng nhỏ liên tiếp nhau, là nỗi ác mộng của bất kỳ loại vật nào không may mắn đối đầu với chúng. Loài cá này thường sống ở sông hồ thuộc châu Mĩ, tuy nhiên những con lớn nhất thường sống ở khu vực Bắc Mỹ, với cân nặng lớn nhất có thể lên đến gần 200kg và chiều dài lên đến 3m. Mặc dù có thân hình khổng lồ, nhưng thức ăn ưa thích của chúng lại là các loài tôm cá nhỏ, tuy nhiên cũng có khá nhiều vụ bị cá sấu mõm dài tấn công tại Mỹ và cũng không ít vụ mất tích mà người ta cho rằng có liên quan đến loài thủy quái này.

1. Bull (Cá mập bò)

cá mập bò

Đứng đầu danh sách các loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất lại là một loài được xem là sát thủ của đại dương, cá mập. Tuy nhiên cá mập bò lại là loài cá mập duy nhất có thể sống trong vùng nước lợ ở khu vực các cửa sông, thậm chí đôi khi chúng còn có thể đi sâu vào các vùng nội địa như Missouri, Illinois, Kentucky để kiếm thức ăn. Chúng sở hữu những kỹ năng săn mồi sát thủ của loài cá mập, cộng thêm bản tính rất hung dữ, cá mập bò đã gây ra không ít những vụ tấn công và gây thiệt mạng tại các con sông ở nước Mỹ. Với cân nặng có thể lên đến 300kg, và chiều dài vào khoảng 4m, cá mập bò hoàn toàn xứng đáng với vị trí đứng đầu trong những loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.

Theo Genk
Đăng ngày 12/01/2013
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:09 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 04:09 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:09 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 04:09 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 04:09 14/11/2024
Some text some message..