10 năm bám trụ nuôi sò huyết, từ lúc bán 8.000 đến lúc giá 150.000/1kg

Ông Trần Văn Út, người dân tộc Khmer ở ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đã học hỏi và thực hiện thành công mô hình nuôi sò huyết, giúp gia đình ông thoát nghèo và có nguồn thu nhập ngày càng ổn định.

ương giống sò huyết
Ông Út (người ngồi) ươm vèo thành công sò huyết giống để bán cho người dân địa phương.

Là một trong những hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer của địa phương, cuộc sống của gia đình ông Út trước đây cũng gặp không ít khó khăn. Cả gia đình chủ yếu dựa vào 10 công đất vuông thả tôm, cua để có được nguồn thu nhập trang trải cho gia đình. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm, cua của gia đình ông thực hiện không đem lại hiệu quả cao như mong muốn.

Vốn là một người kiên trì, chịu khó nên ông Út không ngừng nghiên cứu, học hỏi thêm các mô hình mới, đạt hiệu quả để triển khai thực hiện. Trong một lần tình cờ, ông Út tiếp cận được mô hình nuôi sò huyết và bắt đầu nuôi thí điểm. Sau thời gian nuôi, ông Út nhận thấy sự hiệu quả từ mô hình, nên ông đã nhân rộng thêm.              

Ông Út cho biết: “Thật ra, tôi cũng không ngờ mô hình nuôi sò huyết đem lại hiệu quả như vậy. Ở vùng đất nầy, dưới sông trước nhà thường có sò huyết, gia đình tôi hay bắt ăn. Sau một thời gian, tôi nhận thấy nước sông và nước vuông có độ mặn như nhau nên bắt một ít sò huyết thả vào vuông và cũng với mục đích là để ăn. Nhưng không ngờ số sò huyết tôi thả nuôi lại phát triển nhanh, ăn không hết, do vậy tôi thu hoạch đem bán. Lúc đầu, chỉ bán với giá rẻ “bèo” 08 ngàn đồng/kg nhưng cũng không có nhiều người mua. Nhưng cũng may mắn là tôi kiên trì, lâu dần sò huyết được nhiều người biết đến và tìm mua, do nhu cầu thị trường cao nên sò huyết ngày càng có giá trị, giúp gia đình tôi vươn lên từ mô hình này”.

sò huyết
Mỗi năm ông Út thu hoạch được khoảng 02 tấn sò huyết, có nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi sò huyết được ông Út thực hiện đến nay đã trên 10 năm và cũng không ai ngờ rằng từ nguồn sò giống ông tận dụng dưới sông khi xưa đã giúp ông khởi nghiệp một cách thành công đến thế. Hiện tại, mô hình nuôi sò huyết được phổ biến rộng rãi và có nhiều người thực hiện nên dưới sông cũng không còn sò huyết để ông Út bắt thả vào vuông. Do vậy, ông phải mua nguồn sò giống tại địa phương.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông đã tìm tòi, nghiên cứu và tự ươm vèo sò giống, thả nuôi thành công. Không những thế, ông còn trở thành người cung cấp sò giống cho bà con tại địa phương với giá dao động từ 180 – 200 ngàn đồng/kg. Khi bán sò huyết giống, ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi để những người có nhu cầu cùng nhau phát triển thành công mô hình này.

Với diện tích hơn 10 công đất vuông, mỗi năm ông Út thả giống khoảng 400kg sò huyết giống, trung bình từ 8 – 12 tháng thì thu hoạch, năng suất khoảng 02 tấn/năm. Sò huyết sau khi thu hoạch được thương lái đến tận nhà thu mua với giá dao động khoảng 150 ngàn đồng/kg (loại 60 con), tùy thời điểm. Mỗi năm, mô hình sò huyết đem lại cho ông thu nhập hơn 200 triệu đồng, góp phần cải thiện cuộc sống, giúp ông vươn lên thoát nghèo thành công.

Ông Danh Văn Đô, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, cho biết: “Ở địa phương, ông Út là một trong những người chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các mô hình hay để phát triển, nhờ đó đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Mô hình nuôi sò huyết của ông được xem là mô hình tiên phong tại địa phương và cũng nhờ hiệu quả từ mô hình này mang lại đã thúc đẩy người dân địa phương học hỏi, triển khai nhân rộng. Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Út còn gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia đầy đủ các phong trào do địa phương phát động”.

Cổng TTĐT Cà Mau
Đăng ngày 30/07/2021
Hồng Nhung
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 19:20 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 19:20 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 19:20 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 19:20 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 19:20 24/04/2024