10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Nghề cào ngao, bắt cáy, đãi dắt, đập hàu, câu mực, vớt sứa, phơi muối, xay chả, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản... vất vả nhưng mang lại cuộc sống ấm no cho dân biển.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân
10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Ngoài khơi có hơn 2.000 loài cá, nhưng ở vùng biển Việt Nam, chỉ có khoảng 130 loài có giá trị thương mại, 30 loại thường xuyên được đánh bắt. Khai thác thủy hải sản là nghề truyền thống bao đời nay, mang lại thu nhập lớn cho dân miền biển. 

10 nghề gắn với biển

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2016, sản lượng thuỷ sản ước đạt 6,7 triệu tấn, trong đó thủy sản khai thác biển chiếm 45% (2,9 triệu tấn), còn lại là thủy sản nuôi trồng. Hơn 7 tỷ USD thủy sản được Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, trong đó Mỹ và Nhật Bản là 2 thị trường khó tính và nhập khẩu nhiều nhất (chiếm 30%).

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Nhiều thanh niên trai tráng lớn lên nối nghề ông cha, theo tàu ra khơi, có khi cả tháng mới trở về. Thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ, thuyền lớn đi xa hơn, nghe ngóng thời tiết và săn tìm những đàn cá lớn.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Tôm cá vùng biển Việt Nam thường sống phân tán, ít kết đàn, nếu có kết đàn thì kích thước đàn cũng không lớn. Nếu giăng lưới được mẻ hàng trăm tấn, đặc biệt là ngừ đại dương (giá khoảng 130.000 đồng mỗi kg tại bến), cá thu (900.000 đồng mỗi kg), cá bè xước (60.000 đồng mỗi kg)... thì coi như trúng độc đắc. Song cũng không ít hôm biển động, vài trăm kg cá nục, cá hố... cũng chưa đạt.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Nghề đánh bắt cá cũng mang lại công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho phụ nữ ở nhà. Họ bốc vác thuê, mua đi bán lại, hoặc đưa về xưởng chế biến cá một nắng, tôm đông lạnh, chả giá gia truyền... của gia đình.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Không có tàu lớn, nhiều ngư dân đi te (bắt tôm cá nhỏ) ven biển bằng các dụng cụ thô sơ. Sáng sớm thủy triều rút là thời điểm đi te lý tưởng nhất. Những người đàn ông vạm vỡ đi trên chiếc cà kheo cao hơn 1m giữa cơn sóng biển, thành thục bủa lưới bắt cá tôm... Những chỗ biển sâu quá đầu người, chỉ có đi cà kheo mới kéo được lưới lên. Ảnh: Hải Kều

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Ngoài đánh bắt cá, dân biển còn mưu sinh bằng nghề câu mực, cào ngao, đãi dắt, đập hà... ngay ven biển. Mùa nào thức ấy, từ tháng chạp đến tháng 3 là mùa vớt sứa, từ tháng 3 đến hết tháng 6 câu mực kết hợp đánh lưới cá đục, sang tháng 7 lại là mùa lưới ghẹ, đãi dắt, đập hà...

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Mực Quảng Ninh vẫn được người sành ăn đánh giá là ngon nhất. Cô Tô, Vân Đồn nổi tiếng với mực mai, mực lá thân to, đem phơi thành món mực khô đặc sản. Vùng biển Quảng Yên có món mực sim, thân tròn đen như quả sim chín, tuy nhỏ nhưng ngon ngọt hiếm nơi sánh bằng. Trà Cổ thì có mực ống, con to, thịt giòn.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Dân câu mực thường chọn hôm biển lặng, đêm hôm đi thuyền thúng ra biển, giăng đèn dụ mực căn câu. Mực không chỉ bán tươi, mà còn phơi một nắng rồi cấp đông, hoặc phơi khô hẳn để phân phối đi các nơi khác.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Tháng chạp, sứa bắt đầu vào mùa sinh sản. Nghề vớt sứa còn được dân biển gọi là nghề "vớt vàng trắng" trên biển. Công việc vất vả nhưng thu nhập cao gấp nhiều lần đánh bắt cá, bởi những năm gần đây, thị trường trong và ngoài nước chuộng mua sứa để chế biến thực phẩm. 

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Sứa tươi sống tại các bến tàu có giá khoảng 10-20 nghìn đồng mỗi kg, phần chân tua rua thường có giá cao hơn phần thân gấp nhiều lần. Chị em phụ nữ thường muối chua bán với giá cao gấp 4-6 lần hoặc sơ chế bán cho các công ty xuất khẩu thủy sản.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Ở Quảng Nam, Quảng Bình, mùa ruốc biển thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch. Miền Bắc còn gọi con ruốc là "tép biển"; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là "moi". Một kg ruốc tươi tại bến giá có lúc lên đến 80.000 đồng, mang lại thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày cho ngư dân. Ảnh: Nguyễn Đông

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Ngoài bán ruốc tươi, nhiều cơ sở chế biến truyền thống còn tận dụng những bãi đất trống để phơi ruốc làm mắm. Thịt chưng mắm ruốc chắc chắn sẽ không ngon nếu thiếu thứ gia vị này. Ảnh: Nguyễn Đông

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Mùa ruốc từ tháng 3 đến tháng 8 Âm lịch trùng với vụ cáy biển. Người dân dùng mồi làm từ vỏ ốc, cám gạo trộn với nước cá ngâm để dụ cáy bò khỏi hang lỗ tìm thức ăn mỗi khi thuỷ triều xuống. Với giá cáy sống 70- 90 nghìn đồng một kg, mỗi mùa cáy có thể cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Nghề muối khá lâu đời, có truyền thống từ hàng trăm năm qua. Những người làm muối thường có làn da đen sạm, nên được gọi là "diêm dân". Mặc dù cho thu nhập thấp, lại vất vả, song nhiều hộ gia đình vẫn gắn bó với nghề. Ảnh ruộng muối Ninh Hòa, Khánh Hòa: Trịnh Việt Hùng

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Song song với khai thác biển, ngư dân còn vượt khó làm giàu bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, cả nước có 713.000 hộ làm thuỷ sản. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (Khánh Hòa, Cà Mau, Kiên Giang...) là vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn một nửa số hộ thủy sản cả nước.

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Tôm sú Hình minh họa Internet

Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2016 ước đạt 3,6 triệu tấn (tăng 2,6% so với năm trước), trong đó cá đạt 2,6 triệu tấn, tôm đạt 649 nghìn tấn. 

Các loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao phải kể đến gồm cá tra với diện tích nuôi hơn 5.100 nghìn ha, tôm sú 571 nghìn ha, tôm thẻ chân trắng 102 nghìn ha...

10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân

Ngoài các đầm nước ngọt, người dân còn phát triển nuôi cá lồng trên sống, thả bè nuôi tôm hùm trên biển... Các nghề truyền thống mang lại cuộc sống ấm no cho dân biển, song cũng có những năm mất trắng do thiên tai, đất xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường biển...

VNExpress
Đăng ngày 03/04/2017
An San Ảnh: Thành Nguyễn
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 21:29 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:29 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 21:29 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 21:29 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 21:29 14/01/2025
Some text some message..