3 lý do khiến cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt

Với mức tăng trưởng đều và cao dần, thị trường Mỹ đã trở lại ngôi vị số 1 của xuất khẩu cá tra Việt Nam. Kết thúc năm 2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 549,4 triệu USD, tăng 59,5% so với năm 2017.

3 lý do khiến cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: CK

Ngày 22/1, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 549,4 triệu USD, tăng 59,5% so với năm 2017, chiếm 24,3% tổng xuất khẩu (XK) cá tra.

Với mức tăng đều và cao dần, đến hết tháng 10/2018, thị trường Mỹ đã trở lại ngôi vị số 1 của XK cá tra Việt Nam. Riêng tháng 12/2018, XK cá tra sang Mỹ đạt 55 triệu USD, tăng rất mạnh (124%) so với cùng kỳ năm trước.

Theo VASEP, có 3 yếu tố lớn thúc đẩy XK cá tra sang thị trường Mỹ trong năm qua. Thứ nhất, Bộ Thương mại Mỹ ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) đối với sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam XK sang thị trường Mỹ.

Theo đó, mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg. Thuế suất cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 USD/kg và thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát POR13 là 3,87 USD/kg.

Thứ hai là việc Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ công nhận hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ. Thứ ba là cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ cũng tạo thêm cơ hội cho cá tra Việt Nam.

Thứ ba, cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ tạo thêm cơ hội cho cá tra Việt Nam giành thị phần từ cá rô phi tại thị trường Mỹ.

Đứng thứ hai (sau Mỹ) là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Kết thúc năm 2018, XK cá tra sang thị trường này đạt 528,6 triệu USD, tăng 28,7% so với năm trước, chiếm 23,4% tổng XK cá tra. Mặc dù đã ‘giảm nhiệt’ so với 2 năm trước song đây vẫn được coi là thị trường tiềm năng và rộng lớn của XK cá tra Việt Nam.

Trong khi đó, sau nhiều năm ảm đạm, XK cá tra sang EU đã khởi sắc trở lại. Năm 2018, giá trị XK sang thị trường này đạt 243,9 triệu USD, tăng 20,2% so với năm trước và chiếm 10,8% tổng XK cá tra. EU là thị trường XK lớn thứ 3 của cá tra Việt Nam (sau Mỹ và Trung Quốc - Hồng Kông).

Theo thống kê, năm 2017, có 45 triệu EUR cá tra phile đông lạnh được tái xuất trong nội khối EU. Các nước tái xuất chính cá tra năm 2017 là Hà Lan, Bỉ và Đức. Đây cũng là tín hiệu tốt cho cá tra Việt Nam tại khu vực này.

Năm 2018 đánh dấu thành công của ngành cá tra Việt Nam khi cả người nuôi và doanh nghiệp XK đều thắng lợi. Đây là năm đầu tiên trong 20 năm cá tra có bước tăng trưởng ngoạn mục về giá và tổng kim ngạch XK. Đến hết năm 2018, XK cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,5%, mức cao nhất từ trước đến nay. 

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 23/01/2019
Cảnh Kỳ
Kinh tế
Bình luận
avatar

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 14:02 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 09:00 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:46 06/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:27 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:27 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:27 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:27 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:27 12/09/2024
Some text some message..