300 tấn nghêu chết hàng loạt ở Kiên Giang: Nghi do độc tố cực mạnh?

Theo nhận định của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện tượng thủy sản chết là bất thường và loại trừ khả năng bị nhiễm bệnh cũng như thiếu oxy cục bộ, khả năng do nguồn nước có chứa độc tố.

300 tấn nghêu chết hàng loạt ở Kiên Giang: Nghi do độc tố cực mạnh?
Nghêu chết hàng loạt ở Kiên Giang: Nghi do độc tố cực mạnh?

Sáng nay (12.5), Thông tin từ Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, hiện ngành chức năng đã khoanh vùng diện tích, chủng loại và số lượng thủy hải sản ven biển chết bất thường những ngày qua. Nguyên nhân thủy sản chết hàng loạt phải chờ kết quả phân tích của Sở TNMT.

Theo nhận định của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, hiện tượng thủy sản chết là bất thường và loại trừ khả năng bị nhiễm bệnh cũng như thiếu oxy cục bộ, khả năng do nguồn nước có chứa độc tố.

Trước đó, ngày 11.5, đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã đến kiểm tra thực tế tại khu vực xảy ra tình trạng cá và các loại nhuyễn thể 2 mảnh chết hàng loạt trong những ngày gần đây ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Tại đây, đoàn công tác cũng đã lấy một số mẫu để đưa đi xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Theo báo cáo của UBND huyện Kiên Lương, tình hình thủy sản ven biển chết bất thường trên địa bàn huyện xảy ra nhiều trong ngày 7 và 8.5, với số lượng lớn. Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, đơn vị này phối hợp với Trung tâm quan trắc của Sở TNMT và PC49 (Công an tỉnh Kiên Giang) đến khảo sát và nắm tình hình.

Theo đó, tổ công tác đưa ra nhận định ban đầu hiện tượng cá chết là bất thường và loại trừ khả năng bị nhiễm bệnh cũng như thủy sản thiếu oxy cục bộ (vì chết cả loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ). Từ đó, tổ công tác đưa ra nhận định ban đầu là nguồn nước có chứa độc tố.

Tuy nhiên, kết quả quan trắc nhanh tại khu vực cống Tam Bản (nơi nghi xuất phát nguồn nước nhiễm độc) lại cho ra các chỉ số môi trường ban đầu trong ngưỡng cho phép.

Trước mắt, UBND huyện Kiên Lương chỉ đạo cho tổ công tác và UBND xã Dương Hòa tiếp tục vận động người dân thu gom cá chết đem chôn và tuyệt đối không được sử dụng làm thực phẩm khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, thông tin cho các hộ dân nuôi cá lồng bè di dời đến vùng nước sạch, vùng nước chưa có cá chết cũng như những hộ nuôi tôm công nghiệp không được lấy nước vào ao nuôi để tránh thiệt hại. 

Theo người dân ở xã Dương Hòa, hiện tượng cá chết hàng loạt và bất thường chủ yếu tập trung tại 3 ấp Bãi Ớt, Mũi Dừa và Bãi Chà Và. Đỉnh điểm của hiện tượng này xảy ra vào trưa ngày 8.5 vừa qua. Vào thời điểm đó, tất cả các loại cá, tôm, mực đều nổi lờ đờ rồi trôi dạt vào bờ biển với tổng chiều dài hơn 11km ở 3 ấp này. Trước tình hình này, nhiều ngư dân đành đậu ghe nằm chờ chứ không còn đánh bắt kiếm sống.

Được biết, khu vực thủy sản chết thuộc vùng bãi bồi ven biển Kiên Lương - Hà Tiên kéo dài hơn 20 km. Trước đó, ngày 8.5, ông Ong Vĩnh Kim - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, cho biết: “Nghêu nuôi của HTX bắt đầu chết trắng từ 3 ngày trước. Chúng tôi đầu tư đến vài tỷ đồng để nuôi nghêu ở đầu vụ và hiện đang trong giai đoạn thu boạch thì nghêu thương phẩm bị chết. Diện tích nuôi nghêu của HTX là 40ha, với 11 xã viên. Ngoài nghêu thì một số hải sản biển như cá, tôm cũng bị chết hàng loạt khi nguồn nước có màu xanh lợn cợn.

Theo các xã viên cho biết, trong bãi nghêu còn lại khoảng 50% nghêu thương phẩm chưa thu hoạch thì bị chết. Nghêu đang có trọng lượng 50 con/kg, thiệt hại khoảng 50 tấn nghêu, giá bán hiện nạy là 25.000 đồng một kg, tổng thiệt hại hàng tỷ đồng.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, đã có gần 300 tấn nghêu, sò của các HTX ở xã Thuận Yên và Dương Hòa bị chết trắng. Nhiều hộ nuôi cá lồng bè cũng khổ sở vì có đến 14.000 con phơi bụng vì nhiễm độc cùng nhiều loại hải sản tự nhiên khác ở địa phương.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 12/05/2017
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 10:02 18/04/2025

Chia sẻ kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

Bệnh tôm
• 09:46 16/04/2025

Vi bào tử trùng EHP: Hiểu để phòng trị hiệu quả

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.T

Tôm thẻ
• 10:09 08/04/2025

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 02:43 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 02:43 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 02:43 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 02:43 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 02:43 19/04/2025
Some text some message..