38 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

Nguồn cung nguyên liệu đảm bảo cộng với nhu cầu nhập khẩu vẫn cao từ các thị trường chính đã hỗ trợ đà tăng trưởng XK mực, bạch tuộc Việt Nam trong những tháng đầu năm 2018. Mực, bạch tuộc Việt Nam hiện có mặt tại 38 thị trường trên thế giới.

38 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam
XK mực và bạch tuộc tiếp tục tăng trưởng mạnh những tháng đầu năm 2018

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 2.2018 tăng 18,8%, đạt 26,7 triệu USD. Hai tháng đầu năm 2018, XK mặt hàng này đạt trên 78 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, các sản phẩm mực tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2018, chiếm 53,6% tổng giá trị XK, còn lại bạch tuộc chiếm 46,4%. Hai tháng đầu năm 2018, Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang 38 thị trường. Trong đó, tổng giá trị XK sang 9 thị trường chính chiếm 98,2% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Tiếp đà tăng trưởng của năm 2017, Hàn Quốc tiếp tục giữ vững vị trí là thị trường lớn nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay. XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc trong tháng 2.2018 đạt 8,7 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017. Hai tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt 27,8 triệu USD, tăng 20,4% so với 2 tháng đầu năm 2017. Kim ngạch XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc hiện chiếm trên 35,6% tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam đi các thị trường. Các thị trường tiếp theo là Nhật Bản, EU, ASEAN, Trung Quốc.

Đặc biệt, dù chỉ là thị trường thứ 5 nhưng kim ngạch XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay đã đạt 5,3 triệu USD, tăng 141,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Người Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các mặt hàng mực, bạch tuộc của Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ bạch tuộc của người dân Trung Quốc tăng cao tại các nhà hàng và tại các hộ gia đình. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch tăng cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Trung Quốc. Trung Quốc được đánh giá sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng và tiềm năng cho DN mực, bạch tuộc trong thời gian tới, khi XK sang các thị trường chính truyền thống gặp khó khăn.

Trước đó, năm 2017 được đánh giá là một năm khả quan của các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam khi tăng trưởng XK đạt tương đối cao. Kim ngạch XK mặt hàng này đã giúp bù đắp hiệu quả khi các mặt hàng thế mạnh truyền thống khác như tôm, cá tra gặp khó khăn do rào cản thuế.

Báo Công Thương
Đăng ngày 19/04/2018
Phương Lan
Thế giới
Bình luận
avatar

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Bí mật thành công của ngành nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc là gì?

Trong những thập kỷ gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu, đóng góp đáng kể vào nguồn cung thực phẩm và tạo sinh kế cho hàng triệu người trên thế giới.

Nuôi thủy sản
• 10:43 04/09/2024

Đan Mạch: Công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản và sự hợp tác phát triển với Việt Nam

Đan Mạch, một quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu, từ lâu đã được biết đến với những thành tựu nổi bật trong nuôi trồng thủy sản.

Ao nuôi thủy sản
• 10:19 21/08/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 10:11 10/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 10:11 10/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 10:11 10/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 10:11 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 10:11 10/09/2024
Some text some message..