6 giáo sư, phó giáo sư mới trong ngành thủy sản năm 2022

Theo như kết quả chính thức được công bố đầu tháng 11/2022, tính riêng ngành thủy sản, có 3 ứng viên đạt chức danh giáo sư và 3 ứng viên đạt chức danh phó giáo sư.

Hội đồng giáo sư nhà nước
Công bố chính thức danh sách giáo sư, phó giáo sư năm 2022. Ảnh: Báo kinh tế đô thị

Trong ngành thủy sản nói riêng, lực lượng những nhà giáo, nhà nghiên cứu luôn miệt mài không ngừng để có thể truyền tải được lại những kiến thức chuyên môn, đưa ra kết quả nghiên cứu có giá trị vào ứng dụng trong thực tiễn, góp phần thay đổi những vấn đề tồn đọng và nâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành.

Trong đợt xét tuyển giáo sư, phó giáo sư năm 2022 vừa qua, theo Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, quá trình tổ chức xét, có 102 hội đồng giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm 623 ứng viên (trong đó có 82 ứng viên giáo sư, 541 ứng viên phó giáo sư). 

Công bố chính thức danh sách giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Công bố chính thức danh sách giáo sư, phó giáo sư năm 2022. Ảnh: Báo Nhân Dân

Danh sách giáo sư, phó giáo sư mới trong ngành thủy sản năm 2022 cụ thể như sau:

1. Bà Trần Thị Thanh Hiền – Giáo sư

Từng là phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ. Hiện đang công tác tại khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ. Bà từng được bổ nhiệm chức danh PGS vào năm 2009. Các hướng nghiên cứu chủ yếu: dinh dưỡng và thức ăn một số loài cá kinh tế; dinh dưỡng và thức ăn cho một số loài giáp xác (tôm, cua); ảnh hưởng của yếu tố biến đổi khí hậu (nhiệt độ, độ mặn) lên dinh dưỡng động vật thủy sản.

Bà Trần Thị Thanh Hiền có hơn 34 năm kinh nghiệm giảng dạy, biên soạn 09 giáo trình, xuất bản hơn 114 bài báo và đạt được nhiều huân chương, danh hiệu cao quý.

2. Ông Trương Quốc Phú – Giáo sư

Ông Trương Quốc Phú từng là giảng viên, phó giáo sư tại khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ. Ông hiện đang là giảng viên cao cấp, Trưởng khoa, Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. Các hướng nghiên cứu chính: quản lý môi trường và dịch bệnh; sinh học ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Luôn tự hào với phẩm chất, đạo đức và tư tưởng tốt trong hơn 33 năm công tác giảng dạy. 

Hơn 80 bài báo khoa học đã được công bố, cùng 13 quyển sách được xuất bản và được cấp 02 đơn hợp lệ độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.

3. Bà Đặng Thị Hoàng Oanh - Giáo sư

Bà Đặng Thị Hoàng Oanh hiện tại đang là trưởng bộ môn của khoa thủy sản – Đại học Cần Thơ, bà có 21 năm thâm niên giảng dạy đại học và 16 năm thâm niên giảng dạy sau đại học. Được cấp bằng thạc sĩ tại Đại học Aahus, Đan Mạch và bằng tiến sĩ tại Đại học Queensland, Australia.

Hướng nghiên cứu chính: xác định tác nhân gây bệnh ở đối tượng nuôi thủy sản quan trọng; kỹ thuật chẩn đoán bệnh ở động vật thủy sản. 

4. Ông Mạc Như Bình – Phó giáo sư

Ông Mạc Như Bình được cấp bằng tiến sĩ tại Đại học Quốc Gia Philipines. Hiện nay công tác tại khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 

Hướng nghiên cứu chính: dinh dưỡng và thức ăn cho các đội tượng thủy sản và nghiên cứu về môi trường nước nuôi thủy sản. Được nhận khen thưởng vì bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 

5. Bà Bùi Thị Bích Hằng – Phó giáo sư

Bà Bùi Thị Bích Hằng đang là Bí thư chi bộ Bệnh học thủy sản; Phó trưởng khoa Bộ môn Bệnh học Thủy sản tại Đại học Cần Thơ. Hướng nghiên cứu chính: chẩn đoán và phát hiện các tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản và các biện pháp tăng cường miễn dịch và giải pháp phòng trị bệnh thích hợp cho động vật thủy sản.

Đã công bố 48 bài báo khoa học, trong đó có 18 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín.

6. Ông Đinh Thế Nhân – Phó giáo sư

Ông Đinh Thế Nhân hiện nay là Trưởng bộ môn của Khoa thủy sản, Đại học Nông lâm TP.HCM. Hướng nghiên cứu chủ yếu: Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất giống thủy sản; Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản và Xây dựng mối liên kết các bên liên quan trong ngành thủy sản

Đã công bố 30 bài báo khoa học, trong đó 8 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Đăng ngày 22/11/2022
Quỳnh Trang @quynh-trang
Tổng hợp

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:30 23/04/2024

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta

Cá nước ngọt
• 09:59 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:33 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:33 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:33 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:33 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:33 25/04/2024