6 loài cá mập "kỳ dị" nhất đại dương

Cá mập - sát thủ đại dương không chỉ gây nỗi khiếp sợ cho mọi sinh vật biển và con người bằng thân hình to lớn và hàm răng sắc nhọn mà đôi khi từ chính hình dạng "kỳ quái" của chúng.

6 loài cá mập "kỳ dị" nhất đại dương

1. Cá mập đầu búa

Cá mập đầu búa nặng từ 400 – 460 kg, dài từ 4 – 6 m, sinh sống trong các vùng biển nhiệt đới trên thế giới. Cái đầu to tạo điều kiện giúp cá mập đầu búa dễ dàng phát hiện con mồi bởi các cơ quan cảm giác ở trên đầu được tiếp xúc với lượng nước nhiều hơn.

Ngoài ra, hàm răng của chúng có những chiếc răng hình tam giác với cạnh hình răng cưa, nằm nghiêng về phía góc miệng.

Cá mập đầu búa săn mồi chủ yếu vào ban đêm, thức ăn yêu thích là cá đuối, cá mập nhỏ và nhiều loại cá khác.

Chúng cũng vô cùng nguy hiểm đối với con người, khi bơi vào gần bờ, trong vịnh, và cửa sông để kiếm mồi. Tuy nhiên, chúng chỉ tấn công con người khi bị kích động. Trong khi đó, con người thường câu cá mập đầu búa để giải trí và đánh bắt chúng để lấy da làm đồ da.

2. Cá mập yêu tinh
6 loài cá mập

Cá mập yêu tinh có hình dáng bên ngoài xấu xí, đặc biệt là cái hàm có thể co duỗi dài ra để đớp mồi. Nó có cái mũi như mỏ chim, khoằm và dài hơn rất nhiều so với mũi các loại cá mập khác.

Cá mập yêu tinh trưởng thành có thể dài tới 3,3 m và nặng 159 kg. Chúng sinh sống khắp nơi trên thế giới phần lớn là ở vùng biển sâu, nơi ánh nắng Mặt trời khó có thể chiếu tới (khoảng 200m). Thức ăn yêu thích là mực ống, cá, cua, các loài vi khuẩn.

3. Cá mập diềm
6 loài cá mập

Cá mập diềm có hình dạng khá giống với loài lươn. Điểm duy nhất để phân biệt chúng là 6 khe mang – dấu hiệu đặc trưng của những “Thiên thần địa ngục”.

Điều đặc biệt là giới khoa học từng cho rằng cá mập diềm đã tuyệt chủng sau khi phát hiện được những hóa thạch của chúng song vào năm 2007 lần đầu tiên con người phát hiện một con cá mập diềm tại vùng biển Nhật Bản.

4. Cá mập lưỡi cưa
6 loài cá mập

Cá mập lưỡi cưa được phát hiện trong độ sâu 490 m ở ngoài khơi Mozambique, châu Phi. Chúng có những chiếc răng đinh, mõm dài được sử dụng giống như thanh kiếm để tấn công các con vật khác.

5. Cá mập Greenland
6 loài cá mập

Cá mập Greenland trông có vẻ thân thiện nhưng chúng có thể ăn cả gấu Bắc Cực. Chúng có thể sống hơn 200 năm ở độ sâu 600 m dưới vùng biển bắc Đại Tây Dương.

Cơ thể của cá mập Greenland dài gần 7 m và nặng 1 tấn và có thể bơi trong nước ở nhiệt độ chỉ 10 độ C.

6. Cá mập miệng rộng
6 loài cá mập

Cá mập miệng rộng trưởng thành dài ít nhất 5,5 m và trọng lượng là 800 kg. Chúng có cái đầu rộng và to, mắt bé và 5 đôi khe mang. Lưng có màu xám hoặc xám đen và phần phía dưới là màu trắng.

Thức ăn yêu thích của loài cá mập này là sứa và các sinh vật phù du. Chúng sử dụng chính cái miệng lớn để lọc thức ăn.

Báo Mới, 29/04/2012
Đăng ngày 30/04/2012
Minh Thu
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Xu hướng tiêu thủy sản Gen Z và ảnh hưởng mạng xã hội 2025

Thế hệ Z (Gen Z), năng lượng lao động và tiêu dùng chủ chốt của tương lai, đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với sự gắn kết bẩm sinh với công nghệ và mạng xã hội, họ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn định hình lại thói quen ăn uống, đặc biệt là với các sản phẩm thủy sản.

Gen Z và hải sản
• 15:53 10/06/2025

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 03:27 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 03:27 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 03:27 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 03:27 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 03:27 15/06/2025
Some text some message..